Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 09/06/2014
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Có gì thay đổi với vị trí mới của giàn khoan 981?



Vị trí mới của giàn khoan 981 vẫn còn nằm sâu
trong EEZ của Việt Nam
Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 27/05/2014, giàn khoan 981của CNOOC sẽ dời sang vị trí mới ở toạ độ 15°33.38' N và 111°34.62'E 1 (lưu ý 111 độ 34.62 phút chứ không phải 111 độ 34 phút 62 giây như một vài báo đưa tin – phút viết dưới dạng thập phân). Theo Google Earth thì vị trí mới cách đảo Lí Sơn khoảng 142 hải lí (trước là 119 hải lí), cách ranh ngoài của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khoảng 57 hải lí. (xem bản đồ)
Như vậy, việc di chuyển này không làm thay đổi tình trạng Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam vì giàn khoan 981 vẫn còn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Từ khi bắt đầu vụ đặt giàn khoan trái phép đến nay Trung Quốc chưa dùng đường lưỡi bò để bào chữa cho hành vi ngang ngược của mình. Đây là điều có thể hiểu được vì đường này vốn bị công luận thế giới phản đối. Hơn nữa, nếu dùng đường lưỡi bò làm cơ sở chắc chắn họ sẽ bị các nước ASEAN có tranh chấp trong biển Đông như Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia… cùng lên tiếng phản đối. Đó là điều thất lợi cho họ, xử trí với một mình Việt Nam dễ hơn nhiều so với phải đương đầu cùng một lúc nhiều nước ASIAN và công luận bất lợi của thế giới.

Trung Quốc cũng chưa dùng EEZ của đảo Hải Nam để bào chữa cho việc đặt giàn khoan dù nó cách đảo này dưới 200 hải lí. Có lẽ họ thấy rõ nếu dùng cơ sở này thì công chúng dễ phát hiện là họ đã không đảm bảo nguyên tắc công bằng khi giành EEZ quá xa 183 hải lí cho vị trí cũ (hay 190 hải lí) so với 119 hải lí (hoặc 141 hải lí) phía Việt Nam. Do đó, họ dễ bị công chúng phản đối hơn.
Ngoài ra, để ý rằng vị trí mới cách đảo Tri Tôn (mà họ chiếm của Việt Nam bằng vũ lực hồi năm 1974) khoảng 25 hải lí và cách đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa (mà họ tự tuyên bố năm 1996) khoảng 17 hải lí.

Do đó, có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ dùng lập luận cũ để biện bạch cho việc đặt giàn khoan rằng vị trí này nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa mà họ có chủ quyền. Cách lập luận của họ có thể làm cho số đông công chúng không có điều kiện theo dõi luật lệ, lịch sử cũng như các hiểu biết về thực tế các đảo trên biển Đông dễ tin rằng việc làm của họ là chính đáng, hợp pháp. Chẳng hạn, như họ nhấn mạnh khoảng cách khá gần của giàn khoan với đảo Tri Tôn, làm người nghe dễ bị thuyết phục rằng giàn khoan nằm trong vùng biển được hưởng của đảo này vốn đang do họ quản lí. Nhưng sự thực, theo những nghiên cứu về địa pháp lí thì đảo Tri Tôn không thể là một đảo theo nghĩa của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) mà chỉ là đảo đá. Tức là nó chỉ có lãnh hải 12 hải lí, không có EEZ lẫn thềm lục địa (CS). Do đó, dù ở gần đảo Tri Tôn nhưng giàn khoan vẩn nằm ngoài vùng biển mà đảo này có thể được hưởng theo UNCLOS, chưa kể đảo đó là do họ chiếm bằng vũ lực như đã nêu.

Nói vị trí giàn khoan (cũ lẫn mới) nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa dù theo nghĩa là lãnh hải (chắc chắn không được vì quá 12 hải lí đối với đảo Tri Tôn và đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa) hay EEZ hoặc CS chỉ là nói bừa.
Hoặc Trung Quốc cũng nói rằng vị trí giàn khoan chỉ cách đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa một khoảng cách nhỏ (17 hải lí) . Điều này khiến người nghe có thể lầm tưởng rằng giàn khoan sẽ nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa được hưởng theo luật quốc tế. Tuy nhiên, đường cơ sở thẳng của quần đảo Hoàng Sa (đa giác màu hường trong bản đồ trên) do họ tuyên bố không theo quy định nào trong Công Ước LHQ về luật biển (trong Công ước chỉ có quy định đường cơ sở vẽ theo cách này cho các quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia…), chưa kể tới việc họ dùng vũ lực để chiếm nó từ Việt Nam hồi năm 1974. Vì đường cơ sở này có vấn đề nên khó nói tới lãnh hải, EEZ hay thềm lục địa của toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Do đó, nói vị trí giàn khoan (cũ lẫn mới) nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa dù theo nghĩa là lãnh hải (chắc chắn không được vì quá 12 hải lí đối với đảo Tri Tôn và đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa) hay EEZ hoặc CS chỉ là nói bừa.

Một vài học giả TQ cũng đưa thêm luận điệu là giàn khoan nằm trong EEZ của đảo Phú Lâm vì vị trí mới cách đảo này 88 hải lí hoặc 103 hải lí trước đây (đều bé hơn 200 hải lí). Trước nhất, cần lưu ý rằng đảo Phú Lâm nằm trong tình trạng tranh chấp, và ngay cả khi chủ quyền đảo này thuộc Trung Quốc thì cũng còn nhiều lổ hổng trong lập luận đó. Dù đảo Phú Lâm là lớn nhất, có diện tích khoảng 200 ha nhưng nó không có nước ngọt, phải nhờ vào việc tích trữ nước mưa và nước ngọt đưa từ Hải Nam tới để sinh hoạt. Do đó, khó có cơ sở để cho rằng nó có thể ‘duy trì được sự cư trú của con người và có đời sống kinh tế riêng’ để được hưởng quy chế đảo như quy định trong điều 121 UNCLOS. Lưu ý thêm rằng tỉ lệ khoảng cách từ vị trí mới của giàn khoan tới đảo Lí Sơn hoặc bờ biển VN so với khoảng cách từ đó đến đảo Phú Lâm lần lượt là 142:88 (≈1,6:1) và 153:88 (≈1.7:1). Cả hai tỉ lệ này đều bé hơn nhiều so với tỉ lệ mà các toà án quốc tế hay các hiệp định đã dùng để điều chỉnh trung tuyến phân chia EEZ chồng lấn cho tới nay (ví dụ tỉ lệ 3:1 trong vụ Nicaragua kiện Colombia , hoặc tỉ lệ 3.7:1 trong hiệp ước phân giới vịnh Bắc bộ cho trường hợp đảo Bạch Long Vĩ của VN – đảo này có diện tích tương đương đảo Phú Lâm và hơn nữa lại có nước ngọt tại chỗ…). Do đó, ngay cả khi đảo Phú Lâm đúng là đảo theo nghĩa của UNCLOS thì theo các cách phân chia như vừa nêu và kể cả nguyên tắc công bằng trong luật về EEZ và CS năm 1998 2 của chính TQ thì EEZ của nó cũng không thể vươn hơn 88 hải lí. Tức là, lập luận cho rằng vị trí (cũ lẫn mới) của giàn khoan nằm trong EEZ của Phú Lâm cũng không có cơ sở trong luật  lệ 3 quốc tế.

Tỉ lệ điều chỉnh cho trung tuyến giữa đảo Hải Nam và đảo Bạch Long Vĩ là 55: 15 (≈ 3,7:1)

Tỉ lệ điều chỉnh cho trung tuyến giữa 2 bờ Nicaraua và Colombia là 3:1 (các cung màu đỏ là trung tuyến tạm- đường phân giới chính thức dùng các đoạn thẳng (đơn giản hoá) - các đảo đá Quitasuenho và Semana chỉ được lãnh hải 12 hải lí

Tóm lại, dù giàn khoan 981 ở vị trí nào thì Trung Quốc cũng đã xâm phạm vào EEZ của Việt Nam theo luật và lệ quốc tế cũng như chính luật của Trung Quốc. Tức là, vẫn không có biến chuyển gì theo hướng tích cực từ phía Trung Quốc trừ khi họ rút giàn khoan ra xa khu vực quần đảo Hoàng Sa về phía bên kia trung tuyến giả định (màu xanh sậm trong bản đồ thứ nhất).
 
Lượt xem: 56



BÀI VIẾT KHÁC
test
test

Test thử chức năng

Ngày 09/11/2018
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Việt Nam - Phần Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.

Ngày 18/10/2018
Việt Nam - Áo cam kết mở rộng hợp tác về khoa học và nghiên cứu
Việt Nam - Áo cam kết mở rộng hợp tác về khoa học và nghiên cứu

Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.

Ngày 16/10/2018
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy

Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.

Ngày 16/10/2018
Việt Nam - Cuba quyết tâm đưa hợp tác KH&CN ngày một phát triển
Việt Nam - Cuba quyết tâm đưa hợp tác KH&CN ngày một phát triển

“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.

Ngày 11/10/2018
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVIII: 9/20 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đạt và vượt
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVIII: 9/20 chỉ tiêu chủ yếu Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đạt và vượt

Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ

Ngày 08/10/2018
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0