1. Một kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa lại qua. Năm nào sau mỗi đợt tổng kết kỳ thi tốt nghiệp sẽ là điệp khúc “Kỳ thi đã diễn ra trật tự, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế”. Thế nhưng năm nay đã khác, một kỳ thi đọng lại với những người trong cuộc nhiều cảm xúc lẫn lộn.
Điều bất ngờ đầu tiên, khoảng gần cuối tháng 2 năm 2014 khi đó học kỳ I năm học 2013 - 2014 đã kết thúc, Bộ GD&ĐT lúc đó mới bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi dư luận xã hội về việc điều chỉnh giảm các môn thi từ 6 môn xuống còn 4 môn, trong đó có 2 môn được tự chọn. Cách tính điểm xét tốt nghiệp năm nay cũng thay đổi, bằng việc kết hợp sử dụng kết quả thi 4 môn với kết quả học tập tất cả các môn của lớp 12 theo trọng số 50%+ 50% để xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp; điều chỉnh điểm liệt (1 điểm thay vì 0 điểm như trước đây).
Rồi liên tiếp sau đó là hàng loạt những đổi mới Bộ GD&ĐT xin ý kiến như: Ngoại ngữ trở thành môn thi tự chọn; đổi mới cách ra đề thi môn Ngữ văn sẽ gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn; đổi mới đề thi môn Ngoại ngữ có thêm phần viết (chiếm khoảng 30%); giảm thời gian thi môn Toán và Ngữ văn từ 150 phút xuống còn 120 phút; đưa ra 4 phương án tổ chức các môn thi tốt nghiệp… Tất cả sự đổi mới được “ngã ngũ” trước kỳ thi tốt nghiệp diễn ra chỉ khoảng hơn 2 tháng. Suốt thời gian ôn tập, cả thầy và trò lớp 12 cứ loay hoay không biết ôn tập Ngữ văn theo hướng “mở” nào?
Tại một phòng thi tốt nghiệp THPT 2014. |
Kỳ thi năm nay, dư luận không khỏi “sốt ruột” khi nhiều Hội đồng thi, trong một môn thi như Sử, Sinh… hàng chục cán bộ của Hội đồng thi “phục vụ” một, hoặc một vài thí sinh do cả Hội đồng thi chỉ có thí sinh này đăng ký thi môn đó, như trường hợp Trường THPT Quang Trung (Hà Nội), 18 người phục vụ thí sinh duy nhất thi Sử. Ngay như Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch cũng phải kêu lên rằng 18 người chỉ phục vụ 1 thí sinh là lãng phí.
3. Đổi mới đề thi Ngữ văn năm nay nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều giáo viên và học sinh tỏ ra khá bất ngờ với đề thi này dù đã biết trước sẽ có nhiều thay đổi. Bất ngờ vì tác phẩm vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" chưa bao giờ được đưa vào đề thi tốt nghiệp THPT nhưng lại chiếm số điểm khá lớn (7 điểm). Nhiều học sinh tỏ ra khá lúng túng với kiểu đề tích hợp nghị luận văn học và nghị luận xã hội, vì ít được học và ôn trên lớp. Trong khi đó phần Đọc hiểu, thí sinh tỏ ra khá thích thú khi đề thi đề cập đến vấn đề mang tính thời sự Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép; dư luận cho rằng độ khó của câu này cũng không kém phần Làm văn, thế nhưng nếu làm tốt tối đa cũng chỉ được 3 điểm.
Tuy đề Ngữ văn được đánh giá là hay, nhưng không ít thầy cô giáo dạy Ngữ văn tỏ ra băn khoăn với đề thi dạng mở này vì như vậy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công tác giảng dạy môn học này trong trường. Thầy cô cho rằng nếu duy trì đề thi theo hướng này, học sinh có lẽ sẽ không ôn tập nhiều, ít chịu tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm văn học, bởi thế, cách dạy và học văn cũng sẽ thay đổi.
Tại buổi họp báo, phía Bộ GD&ĐT lý lẽ, việc đổi mới đề thi Ngữ văn theo hướng đánh giá năng lực của học sinh, đề thi tăng cường các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi “mở” yêu cầu học sinh sử dụng các kiến thức tổng hợp và hiểu biết xã hội để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thức tế. Theo Bộ GD&ĐT đề thi được đánh giá có tác động tích cực đến quá trình dạy học, từng bước khắc phục tình trạng học tủ, mang tài liệu vào phòng thi, do đó sẽ góp phần hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm.
Như vậy, xung quanh chuyện đề thi môn Ngữ văn sẽ còn được bàn nhiều. Điều quan trọng hướng ra đề mở sẽ tác động trở lại chuyện dạy và học như thế nào thì cần phải có thời gian trả lời.
Hình ảnh lộn xộn trong phòng thi được cho là tại kỳ thi tốt nghiệp năm nay. |
Cũng như mọi năm, sau khi kết thúc kỳ thi năm nay thì hàng loạt nghi vấn tiêu trong phòng thi xuất hiện. Bộ GD&ĐT cũng nhận được thông tin lộn xộn diễn ra trong buổi thi môn Toán tại Hội đồng thi Trường THPT Cầu Giấy (TP Hà Nội) và Trường THPT Trưng Vương (Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
Ngay tối 4/6, và ngày 5/6, Bộ GD&ĐT có công văn gửi Giám đốc 3 Sở GD&ĐT Hà Nội, Hưng Yên và Hòa Bình. Trong công văn nêu rõ, Bộ GD&ĐT yêu cầu tổ chức kiểm tra, xác minh, xử lí nghiêm các sai phạm (nếu có) theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành; Báo cáo tình hình và kết quản xử lí về Bộ GD&ĐT trước ngày 6/6 đối với Hà Nội, Hưng Yên và ngày 11/6 đối với tỉnh Hòa Bình. Hành động này của Bộ được xem là nhanh nhạy, kịp thời nhưng hiệu quả công tác xử lý đến đâu, ai phải chịu trách nhiệm trước các sai phạm (nếu có), liệu có xử lý theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” hay không thì hãy cứ chờ và đợi.
Một kỳ thi đầu tiên của đổi mới đã qua mang lại nhiều hứng khởi nhưng không ít trăn trở. Với bất kỳ sự thay đổi nào không phải chỉ Bộ GD&ĐT mà ngay như nhiều bộ, ngành khác cũng đều phải "hứng" chịu nhiều áp lực, nhưng "cứ đi sẽ thành đường" - "có đi mới tới". Quan trọng những người đứng đầu có tâm, có tầm, làm hết sức mình vì sự đổi mới của nền giáo dục nước nhà./.
Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.
Sáng nay 5-9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, gần 356.000 học sinh trên địa bàn tỉnh đã tưng bừng bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến dự, chỉ đạo, tặng hoa chúc mừng thầy và trò các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới.
Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Đây là một trong những chỉ đạo trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị 6 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19)
Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5/9, với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.