Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia được vận hành từ 1/10 sẽ đóng vai trò là cầu nối kết nối tất cả thành phần tham gia.
(Nguồn: Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia)
Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia từ 1/10/2024; chú trọng xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có hoàn thiện và trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/7/2024 về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và các năm tiếp theo.
Tại cuộc họp báo quý 3 của Bộ Khoa học và Công nghệ diễn ra chiều 17/10, tại Hà Nội, ông Nghiêm Thanh Hải, Phó Trưởng ban Quản lý chất lượng và đánh giá sự phù hợp, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia chính thức đưa vào vận hành từ 1/10/2024 sẽ đóng vai trò là cầu nối kết nối tất cả thành phần tham gia giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cũng như các bên tham gia trong chuỗi cung ứng thông qua Cổng thông tin để kết nối, hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm.
Bên cạnh đó, Cổng thông tin sẽ kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong nước và quốc tế; quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế; chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc giữa các hệ thống. Đồng thời, thực hiện, giám sát, đánh giá các công việc liên quan quản lý truy xuất nguồn gốc; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc. Cổng thông tin cũng dựa trên số liệu báo cáo, thống kê và công nghệ để phân tích trợ giúp cơ quan quản lý đưa ra chính sách kịp thời, phù hợp trong bối cảnh loạn phần mềm truy xuất nguồn gốc. Cách làm này còn gây khó khăn trong việc tương tác, trao đổi thông tin giữa các hệ thống khi truy vết sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Hoàng Giang, Phụ trách Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, nhấn mạnh trong quý 3 vừa qua, Bộ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các luật chuyên ngành như dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo; hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý, Bộ cũng đã ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BKHCN ngày 09/7/2024 về quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết của địa phương, sử dụng ngân sách Nhà nước cấp quốc gia; Thông tư số 06/2024/TT-BKHCN ngày 30/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Ông Nguyễn Hoàng Giang cho biết thêm cũng trong quý 3 vừa qua đã diễn ra các sự kiện quan trọng như sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024; Hội nghị giao ban khoa học công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc; đặc biệt là sự kiện Công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2024 và Việt Nam xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023 và duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, vị trí thứ 4 trong khu vực ASEAN. Đáng chú ý, kết quả GII 2024 của Việt Nam có ba chỉ số đứng đầu thế giới, trong đó lần đầu tiên có chỉ số "Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo."
Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục được đẩy mạnh với một số hoạt động như Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc và Ấn Độ, nhằm thúc đẩy hợp tác về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hợp tác nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ và phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga; tham dự Khóa họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác Việt Nam-Nga, thảo luận mở rộng hợp tác trong công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường và đào tạo nhân lực; thăm Công viên công nghệ Incheon (Hàn Quốc) và tham dự Techfest in Korea, thúc đẩy hợp tác khởi nghiệp sáng tạo giữa hai nước; thúc đẩy hợp tác quốc tế song phương và đa phương về hợp tác nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ và phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với các đối tác quốc tế như Anh, Mỹ, Cuba, ASEAN, EU, WIPO, UNESCO, IAEA...
Cũng trong quý 3 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tăng cường phối hợp với các cơ quan, địa phương nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của đất nước và các mục tiêu kinh tế-xã hội; hoàn thiện các dự án luật chuyên ngành gồm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các văn bản, đề án thuộc Chương trình công tác của Chính phủ và các văn bản pháp luật trong thẩm quyền của Bộ trưởng.
Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2025 và 2030, cùng với các chương trình ứng dụng công nghệ tại địa phương; tổ chức các sự kiện lớn như Techfest Việt Nam 2024 tại Hải Phòng, Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Bắc Trung Bộ tại Quảng Bình, Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia; Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 của ngành khoa học và công nghệ./.
Theo baophutho.vn
Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.