Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp là hoạt động được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng triển khai mạnh trong thời gian vừa qua.
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Minh Hiệp phát biểu khai mạc Hội thảo
Với sự nỗ lực, chủ động từ phía doanh nghiệp và sự hỗ trợ một phần của Chương trình quốc gia Năng suất Chất lượng, thời gian qua một số doanh nghiệp đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai áp dụng thành công các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần hợp lý hóa sản xuất, tiết giảm lãng phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp – trở thành các mô hình điểm về năng suất chất lượng.
Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp” diễn ra mới đây tại TP.Hồ Chí Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Minh Hiệp nhấn mạnh, hội thảo được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức, kiến thức và nhân rộng áp dụng các mô hình điểm về năng suất chất lượng cho đông đảo các đối tượng doanh nghiệp.
Thông qua chia sẻ từ các doanh nghiệp, chuyên gia, nhiều bài học thành công từ thực tiễn đã trở thành những mô hình điểm sống động, giúp cho các doanh nghiệp khác học tập và nhân rộng.
Tại buổi hội thảo, ông Phạm Bá Cứu - nguyên Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 đã nhấn mạnh vai trò của năng suất và các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Ông cũng giới thiệu Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục ISO 22031, giúp giảm thiểu rủi ro làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, gìn giữ thương hiệu và danh tiếng, cải thiện tính sẵn sàng cho doanh nghiệp.
Truy xuất nguồn gốc là một trong những giải pháp nhằm nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp, các đại diện đến từ Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia; Công ty CP Giải pháp và Dịch vụ Truy xuất nguồn gốc; Trung tâm doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển đã có những bài chia sẻ về việc ứng dụng hoạt động mã số mã vạch, xác thực chống hàng giả IDE và đồng hành phát triển cùng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản dựa trên tiêu chuẩn GS1.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại diện Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn TNHH MTV (SAMCO) – Xí Nghiệp Cơ khí Ô tô An Lạc, đã có bài tham luận chia sẻ kết quả, kinh nghiệm về việc áp dụng và duy trì thành công tích hợp Hệ thống Quản lý Chất lượng; đại diện Công ty Cổ phần Thép Đại Dũng chia sẻ những lợi ích và khó khăn khi xây dựng và áp dụng công cụ Hạch toán Chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) tại doanh nghiệp.
Thông qua các bài tham luận tại hội thảo, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã truyền tải những thông tin, lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý, công cụ năng suất chất lượng riêng lẻ hay tích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sự phản hồi, tham gia góp ý tích cực của các đại biểu tham dự đã mang đến thành công của hội thảo.
Ngày 25/3/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của Phú Thọ giai đoạn 2016-2023, dự báo giai đoạn 2025-2030
Đến nay, Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất luật hóa quy định mã vạch để ứng dụng công nghệ trong truy xuất sản phẩm hàng hóa và phù hợp quy định quốc tế.
baophutho.vnNgày 16/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2024 tại Hà Nội. Hội nghị đã xem xét 52 sản phẩm từ các địa phương trên cả nước, với quy trình đánh giá minh bạch và công tâm.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh cho rằng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh được coi là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho rằng, thực tế để các Bộ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thẩm định và ban hành quy chuẩn quốc gia đã nảy sinh tình trạng chồng chéo, cùng một nội dung có hai Bộ ban hành.
Liên kết trang
0
1
0