Ngày 30/8/2019, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) tổ chức Hội thảo “Các giải pháp Khoa học và Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng”.
Hội thảo với mục tiêu phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ (KH&CN) nhằm nâng cao năng suất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tham dự Hội thảo có ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Tổng cục TCĐLCL; đại diện Lãnh đạo Sở KH&CN, Chi cục TCĐLCL một số tỉnh, thành phố.
Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh phát biểu tại Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh nhấn mạnh, sau hơn 7 năm triển khai trong thực tế, với các hoạt động phổ biến, tư vấn, hướng dẫn của Chương trình, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tiếp cận, nắm bắt và làm chủ một số công nghệ quản lý tiên tiến. Việc triển khai ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (NSCL), áp dụng các tiêu chí quản lý của mô hình Giải thưởng chất lượng Quốc gia… đã giúp cho hàng chục nghìn doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa (SPHH), giảm chi phí sai lỗi, qua đó nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
“Đây là kết quả rất quan trọng vì Quan điểm chủ đạo của Chương trình là: Nhà nước tạo nền tảng, hỗ trợ cho việc nâng cao năng suất và chất lượng. Doanh nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao năng suất và chất lượng SPHH”, ông Vinh nói.
Theo Lãnh đạo Tổng cục TCĐLCL, truy xuất nguồn gốc (TXNG) và quản lý hoạt động TXNG đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đang là vấn nạn.
TXNG sẽ là giải pháp hữu hiệu, giúp người tiêu dùng hiểu rõ về hàng hóa mà mình lựa chọn; giúp doanh nghiệp khẳng định sự minh bạch, xây dựng hình ảnh, tăng khả năng cạnh tranh; giúp các cơ quan quản lý có thể truy xuất thông tin nhanh chóng chính xác, qua đó hạn chế nạn sao chép, làm giả sản phẩm…
Hội thảo có sự tham dự của Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục TCĐLCL một số tỉnh, thành phố.
Để tiếp tục các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao NSCL, khả năng cạnh tranh, gắn với phát triển bền vững, hiện nay, bên cạnh việc tiếp tục nhân rộng các mô hình điểm về áp dụng hệ thống, mô hình, công cụ cải tiến NSCL, Bộ KH&CN đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” (Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019).
Đề án nhằm hoàn thiện hệ thống VBQPPL, tài liệu hướng dẫn về TXNG; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động TXNG để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Nâng cao nhận thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về TXNG; đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin TXNG của SPHH trên thị trường, cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về TXNG.
Đại diện Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia – ông Bùi Bá Chính trong bài báo cáo Hướng dẫn triển khai Truy xuất nguồn gốc tại hội thảo đã làm rõ lợi ích, vai trò của TXNG; trách nhiệm của cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người tiêu dùng và các bên liên quan trong TXNG; mô hình thí điểm TXNG…
Bên cạnh đó, hội thảo còn đề cập đến các thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; kinh nghiệm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Sự kiện cũng ghi nhận nhiều chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến của các chuyên gia, doanh nghiệp.
Theo most.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho rằng, thực tế để các Bộ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thẩm định và ban hành quy chuẩn quốc gia đã nảy sinh tình trạng chồng chéo, cùng một nội dung có hai Bộ ban hành.
Thời gian qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia đã thực hiện tốt công tác chuyên môn về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và hướng dẫn, tuyên truyền, giải đáp các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, địa phương các vấn đề liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp...
Trong năm 2025, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (TCĐLCLQG) sẽ tập trung hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam tại các tổ chức; phát huy và tận dụng các ưu đãi, hỗ trợ về đào tạo, hỗ trợ về nguồn lực tài chính từ các tổ chức nước ngoài cho hoạt động TCĐLCL của Việt Nam...
Ngày 20/12/2024, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Phú Thọ kỷ niệm 40 năm thành lập (25/12/1984 - 25/12/2024). Tới dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Duy Anh - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở; các đồng chí trong Ban lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở; Các đồng chí nguyên cán bộ Chi cục qua các thời kỳ và tập thể cán bộ Chi cục
Tối 18/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022, 2023 cho 133 doanh nghiệp và Giải Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 cho 2 doanh nghiệp. Trong số 133 doanh nghiệp có 52 giải Vàng, số còn lại nhận giải Chất lượng.
Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia vừa có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về xây dựng kế hoạch hoạt động TCĐLCL năm 2025.