Theo báo cáo “Chỉ số Sẵn sàng Trí tuệ nhân tạo của Chính phủ 2023” do Oxford Insights (một tổ chức tư vấn về chiến lược chuyển đổi số và AI ở Anh) vừa được công bố, Việt Nam tăng điểm lần thứ 3 liên tiếp, đứng thứ 5/10 trong ASEAN, tăng một bậc so với năm 2022. Đây là lần thứ 6 Báo cáo chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu được xuất bản, sau các năm 2017, 2019, 2020, 2021 và 2022.
Điểm trung bình của Việt Nam năm 2023 là 54,48 điểm (so với 53,96 điểm năm 2022 và 51,82 điểm năm 2021). Việt Nam đã vượt qua Philipin để leo lên vị trí thứ 5 trong khu vực ASEAN, tăng 1 bậc so với năm trước.
Bản báo cáo năm 2023 đã mở rộng phạm vi xếp hạng đối với 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa ra cái nhìn toàn cầu về sự sẵn sàng của các quốc gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và các yếu tố liên quan. Trong báo cáo mới, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 59 trên tổng số 193 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, và đây đã là năm thứ ba liên tiếp mà Việt Nam vượt qua mức trung bình toàn cầu.
Theo phương pháp đánh giá của Oxford Insights, báo cáo tập trung vào ba trụ cột chính: Chính phủ, Công nghệ, và Khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu và cơ sở hạ tầng. Trong đó, Chính phủ được đánh giá bằng nhiều yếu tố như quy định, chính sách, và khả năng thích ứng với sự biến đổi, với điểm số 69,04. Các tiêu chí khác bao gồm Công nghệ với 37,82 điểm và Khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu và cơ sở hạ tầng với 56,58 điểm.
Báo cáo phân chia 9 khu vực trên thế giới gồm Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và Caribe, Tây Âu, Đông Âu, châu Phi cận Sahara, Trung Đông và Bắc Phi, Nam và Trung Á, Đông Á và Thái Bình Dương. Đồng thời phân tích các ý kiến chuyên gia cho từng khu vực, trong đó mỗi khu vực được đánh giá tổng quan, mức độ sẵn sàng các chỉ số, các quốc gia tiêu điểm dẫn đầu cùng các định hướng tương lai.
Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu với 84,80 điểm nhờ điểm cao ở cả ba trụ cột, trong đó vượt trội ở tốc độ phát triển trong lĩnh vực công nghệ. Một trong những bước phát triển quan trọng nhất về mức độ sẵn sàng AI tại quốc gia này thể hiện ở chính sách AI, trong đó có việc công bố Sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật cùng các quy định rõ ràng tiêu chuẩn về AI của Tổng thống Joe Biden.
Singapo xếp thứ hai (81,97 điểm) thế giới và dẫn đầu khu vực Đông Á, đồng thời là quốc gia dẫn đầu toàn cầu ở cả hai trụ cột Chính phủ (90,40) và dữ liệu và cơ sở hạ tầng (89,32). Điều này phản ánh điểm số về tầm nhìn của đất nước, thông qua chú trọng phát triển khung rủi ro về AI, thử nghiệm riêng chatbot hoạt động tương tự ChatGPT và mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) để nâng cao trải nghiệm người dùng cũng như hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng và bảo vệ dữ liệu.
Các quốc gia khác trong top 5 là nhóm Tây Âu gồm Anh (thứ ba, 78,57 điểm), Phần Lan (thứ 4, 77,37 điểm) và Canada (thứ 5, 77,07 điểm), phản ánh thực tế rằng Bắc Mỹ và Tây Âu là những khu vực có các quốc gia dẫn đầu chỉ số sẵn sàng AI trên toàn cầu.
Trong số này, Canada được đánh giá là một trong những quốc gia thích ứng nhanh với sự bùng nổ của xu hướng AI tạo sinh, thông qua việc ban hành các quy tắc trong phát triển và quản lý có trách nhiệm AI tạo sinh.
Khu vực Đông Á được quan tâm đặc biệt trong năm nay khi điểm số trung bình là 51,41, xếp thứ 4/9 khu vực được đánh giá, vượt qua Nam và Trung Á lẫn Thái Bình Dương. Tuy nhiên, điểm xếp hạng giữa các quốc gia tại khu vực này có sự chênh lệch cao, ví dụ khoảng cách 52 điểm giữa Singapo (thứ nhất) và Timor-Leste (xếp thứ 17).
Báo cáo cho biết, năm 2023, AI được chú ý nhiều hơn bao giờ hết. Những đột phá về AI mang tính sáng tạo, những phát triển lớn trong lĩnh vực quản lý AI như Đạo luật AI của Liên minh châu Âu và sự gia tăng đáng kể các hội nghị thượng đỉnh liên quan đến AI trên toàn cầu đã khiến công nghệ này trở nên nổi bật.
Tiềm năng biến đổi của AI là không thể phủ nhận, khi các chính phủ trên toàn thế giới thừa nhận tác động của nó. Các chính phủ không chỉ nỗ lực quản lý AI và thúc đẩy đổi mới AI mà còn nỗ lực tích hợp công nghệ này vào các dịch vụ công. Các quốc gia như Hàn Quốc đang sử dụng AI để cải thiện hoạt động của chính phủ thông qua Chính phủ nền tảng kỹ thuật số. Tương tự, Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh đang hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới các công nghệ sàng lọc AI mới cho chăm sóc sức khỏe và xã hội.
Tuy nhiên, bảo đảm AI được áp dụng một cách hiệu quả vì lợi ích cộng đồng vẫn là một thách thức. Chỉ số sẵn sàng về AI của Chính phủ cố gắng giải quyết thách thức này. Câu hỏi nghiên cứu chính của Chỉ số sẵn sàng về AI của Chính phủ vẫn không thay đổi: một chính phủ sẵn sàng triển khai AI trong việc cung cấp dịch vụ công cho công dân của họ như thế nào? Năm nay, báo cáo mở rộng phạm vi xếp hạng 193 quốc gia, tăng từ mức 183 trong ấn bản năm 2022.
Sự sẵn sàng về AI của chính phủ là mối quan tâm toàn cầu và mục tiêu của Chỉ số sẵn sàng về AI của Chính phủ là đưa càng nhiều quốc gia càng tốt vào bảng xếp hạng chỉ số. Điều này hướng dẫn việc lựa chọn các chỉ số để bảo đảm dữ liệu có sẵn cho phần lớn các quốc gia. Báo cáo này nêu bật những phát hiện chính cho từng trụ cột và cung cấp thông tin chuyên sâu về các xu hướng toàn cầu trong bối cảnh quản trị AI. Ngoài ra, như những năm trước, có các báo cáo khu vực phân tích các xu hướng và sáng kiến chính ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng AI của từng khu vực. Phân tích của báo cáo dựa trên sự kết hợp giữa điểm số chỉ số và nghiên cứu, phân tích bổ sung. Do tính phức tạp và phạm vi rộng của chỉ số, không phải lúc nào cũng có thể vạch ra mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa một chính sách hoặc sự kiện cụ thể và sự thay đổi về điểm số trong một chỉ số cụ thể. Mục tiêu của Chỉ số là cung cấp những hiểu biết sâu rộng hơn về bối cảnh chính sách AI của khu vực và quốc gia hơn là chỉ có thể được cung cấp bằng điểm số.
Theo vista.gov.vn
Đổi mới sáng tạo trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học. Sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm và thiết bị y tế.
Đó là phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tại sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024) . Sự kiện do Bộ KH&CN phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chiều 30/9/2024, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024) và 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024).
Chiều 30/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024)
Chiều tối ngày 26/9 (giờ Việt Nam), tại Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024 - GII) năm 2024. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện.
Với mục tiêu thiết kế và chế tạo được hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa đồng bộ phục vụ các khâu sản xuất, vận chuyển, thu hoạch hành tím; xây dựng hệ thống vườn sản xuất hành tím công nghệ cao phù hợp với quy mô hộ gia đình và hợp tác xã, tương thích với điều kiện trồng tại Tây Nam Bộ (TNB), PGS.TS Cao Hùng Phi cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Vĩnh Long
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ luôn đồng hành cùng Thừa Thiên Huế và các địa phương trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động để gia tăng hơn nữa đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng và của đất nước.