Mục đích quy định phương thức và tiêu chí phân bổ chi thường xuyên cho cơ sở giáo dục đại học công lập nhằm thực hiện công khai, minh bạch trong phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước; tăng cường giám sát hoạt động chi tiêu ngân sách nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Theo dự thảo Nghị định mà Bộ GD-ĐT công bố, hệ số hỗ trợ của ngân sách nhà nước từ nay đến năm 2020 theo khối ngành đào tạo như sau: Hệ số 1 áp dụng đối với sinh viên khối ngành Kinh tế và dịch vụ; Hệ số 1,2 áp dụng đối với sinh viên khối ngành Văn hóa; Hệ số 1,5 áp dụng đối với sinh viên khối ngành Khoa học cơ bản; Hệ số 1,8 áp dụng đối với sinh viên khối ngành Sư phạm; Hệ số 1,7 áp dụng đối với sinh viên khối ngành Nông - lâm - ngư; Hệ số 2 áp dụng đối với sinh viên khối ngành Công nghiệp, Giao thông và Xây dựng; Hệ số 2,5 áp dụng đối với sinh viên khối ngành Nghệ thuật.
Đặc biệt, hệ số hỗ trợ ngân sách nhà nước cho sinh viên khối ngành Y - dược cao nhất là hệ số 4.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đã đưa ra hệ số hỗ trợ của ngân sách Nhà nước theo chất lượng đào tạo. Cụ thể, hệ số 1 áp dụng đối với sinh viên cơ sở giáo dục đại học thuộc nhóm trung bình; Hệ số 1,2 áp dụng đối với sinh viên cơ sở giáo dục đại học thuộc nhóm khá; Hệ số 1,5 áp dụng đối với sinh viên cơ sở giáo dục đại học thuộc nhóm tốt; Hệ số 2 áp dụng đối với sinh viên cơ sở giáo dục đại học thuộc nhóm xuất sắc.
Ngoài ra, Nghị định cũng đưa hệ số hỗ trợ của ngân sách nhà nước theo vùng, miền. Hệ số 1, 2 áp dụng đối với sinh viên học tập ở các cơ sở giáo dục đại học đặt địa điểm tại các tỉnh thuộc vùng trung du và miến núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hệ số 1 áp dụng đối với sinh viên học tập ở các cơ sở giáo dục đại học đặt địa điểm tại các tỉnh, thành phố còn lại.
Hệ số hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho đại học quốc gia, đại học vùng và đại học xuất sắc. Hệ số 1 áp dụng đối với sinh viên các trường không là thành viên của đại học quốc gia và đại học vùng; Hệ số 1,2 áp dụng đối với sinh viên các trường là thành viên đại học quốc gia và đại học vùng. Hệ số 1,5 áp dụng đối với sinh viên các trường đại học xuất sắc
Bộ GD-ĐT cũng dự kiến phân biệt điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2020 theo hai tiêu chí tỉ lệ giảng viên/sinh viên và tỉ lệ tiến sĩ trong đội ngũ giảng viên, trong đó cơ sở ĐH đạt loại xuất sắc đồng thời phải bảo đảm tối thiểu có 4 giảng viên/100 sinh viên và số tiến sĩ đạt ít nhất 21% trong tổng số giảng viên của nhà trường. Đối với hệ cao đẳng các con số này lần lượt là 4/100 và 4%.
Theo nội dung của dự thảo, ưu tiên hỗ trợ đào tạo chất lượng cao; đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu cấp thiết; đào tạo ngành mới và những ngành nghề ít hấp dẫn người học, khó tuyển sinh nhưng Nhà nước và xã hội có nhu cầu sử dụng; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học.
baophutho.vnThực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27/5, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đề cao tinh thần tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận, thương mại và hàng giả trong Nhân dân là ý kiến của đồng chí Bùi Thanh Sơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 Quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến giao ban công tác quý I năm 2025 của Ban chỉ đạo 389.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, sứ mệnh của Đảng hiện nay là phải lãnh đạo, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh.
Liên kết trang
0
2
0