Phòng thí nghiệm Fujitsu, Nhật Bản thông báo đã chế tạo được sơn nước sinh học dùng để sơn khung nhựa của máy chủ, máy tính để bàn và các thiết bị công nghệ thông tin khác.
Loại sơn này được chế tạo từ nhũ tương nhựa axit polylactic có nguồn gốc thực vật. Hợp chất isocyanate phản ứng được sử dụng để thúc đẩy hiện tượng đông cứng, trong khi nhiệt được dùng để tạo liên kết giữa các hạt nhựa axit polylactic. Cả hai phản ứng dẫn đến hiệu quả tạo màng tốt ngay cả ở nhiệt độ thấp. So với sơn dung môi thường, sơn mới có thể giảm 60% phát thải CO2 và 80% hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Fujitsu dự kiến sẽ mở rộng sử dụng sơn nước sinh học trong các sản phẩm như máy chủ và máy tính cá nhân để bảo tồn tài nguyên và giảm gánh nặng môi trường.
Cùng với sự gia tăng nóng lên toàn cầu, giảm phát thải CO2 là vấn đề cấp bách. Hơn nữa, việc giảm hợp chất VOC, nguồn sương khói quang hóa, cũng là cần thiết để bảo vệ môi trường. VOC chủ yếu được phát hiện thấy trong sơn dung môi, mực in, keo dán, chất tẩy rửa, xăng, chất pha loãng và sơn chiếm khoảng 40% tổng phát thải VOC. Năm 2002, Fujitsu bắt đầu sử dụng nhựa axit polylactic chiết xuất từ ngô trong khung máy tính xách tay. Trong những năm gần đây, vật liệu sinh học còn được sử dụng cho các loại sơn dung môi. Dung môi trong sơn là nguồn VOC chính, do đó, việc chuyển từ sơn dung môi sang sơn nước là biện pháp hiệu quả để giảm VOC. Vì lý do đó, năm 2013, Phòng thí nghiệm Fujitsu đã chế tạo sơn nước sinh học đầu tiên cho ngành công nghiệp, dùng cho thiết bị công nghệ thông tin và ứng dụng cho SPARC M10-4 và SPARC M10-4S của Fujitsu.
Phòng thí nghiệm Fujitsu đang tiếp tục hoạt động NC&PT để điều chỉnh màu sắc sơn và thương mại hóa sản phẩm trong năm tài khóa 2016. Công nghệ sơn nước sinh học đã được trưng bày tại Triển lãm sản phẩm sinh thái năm 2014, diễn ra từ ngày 11-13 tháng 12 tại Trung tâm triển lãm quốc tế Big Sight ở Tokyo, Nhật Bản
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028