Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Tam Nông đã lựa chọn đưa cây bưởi Diễn vào trồng tại một số địa phương nhằm giúp người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định. Phát triển cây bưởi Diễn ở Tam Nông được xác định là một trong những chương trình kinh tế trọng tâm của huyện.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông, cây bưởi Diễn được đưa vào trồng trên địa bàn huyện sinh trưởng khá tốt, ít bị sâu bệnh, chất lượng quả tốt… Ông Lê Anh Quang, chủ một trang trại ở xã Vực Trường cho biết: Cách đây 7 năm, tôi lấy giống bưởi Diễn trồng thử quanh các bờ ao và nhận thấy cây phát triển khá tốt. Đến năm thứ 4 cây đã bắt đầu cho quả. Sang năm thứ 6, khi chất lượng quả đi vào ổn định, tôi giao bán cho một số đại lý với giá 22.000 đồng/quả và nhận được phản hồi khá tốt. Thời gian đầu tôi mới trồng thử hơn 40 cây đến nay đã cho thu hoạch. Gia đình tôi cũng vừa phá bỏ những cây tạp có giá trị thấp để trồng thêm hơn 200 gốc bưởi nữa. Nếu thành công, sau chục năm nữa mỗi năm gia đình tôi có thu nhập ổn định khoảng từ 200 triệu đồng trở lên.
![]() |
Vườn bưởi Diễn mới trồng theo mô hình VAC của gia đình ông Quang tại xã Vực Trường. |
Hiện nay, diện tích bưởi của Tam Nông mới chỉ đạt xấp xỉ 18ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Thượng Nông, Cổ Tiết, Hương Nộn, Dậu Dương. Theo đề án xây dựng và phát triển cây bưởi Diễn huyện Tam Nông đến năm 2020, tổng diện tích trồng bưởi Diễn của huyện là 160ha trở lên. Theo đó, diện tích bưởi sẽ tập trung ở 8 xã là Hương Nộn, Thượng Nông, Tề Lễ, Quang Húc, Dị Nậu, Thọ Văn, Tứ Mỹ và Dậu Dương. Hiện nay, huyện đã bắt đầu tiến hành khảo sát tình hình, điều tra đất đai và lựa chọn hộ để tham gia dự án.
Để cây bưởi Diễn phát triển tốt, Tam Nông đã xây dựng chính sách hỗ trợ bao gồm tuyển chọn cây đầu dòng; xây dựng vườn ươm cây giống, phát triển HTX, tổ hợp tác và hộ gia đình trồng quy mô từ 1ha trở lên. Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích các hộ có diện tích vườn tạp, trồng bạch đàn, xoan, sơn kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang trồng bưởi; tham quan, học tập các mô hình chuyển đổi, cải tạo vườn tạp sang trồng bưởi có hiệu quả cao ở trong và ngoài huyện; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi cho người dân… Xây dựng vùng trồng bưởi theo quy mô tập trung, sản xuất hàng hóa theo các tiêu chuẩn VietGAP. UBND huyện giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kênh thông tin, dự báo thị trường, xác định nhu cầu thị trường; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để đảm bảo phát triển bền vững…
Cây bưởi Diễn là cơ hội để bà con nông dân huyện Tam Nông phát triển kinh tế, tăng thu nhập và có thể làm giàu. Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bưởi Tam Nông cần phải có các giải pháp sản xuất an toàn, bền vững, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, từ đó giữ được giá thành sản phẩm ổn định.
Việc đưa cây bưởi vào trồng ở Tam Nông sẽ giúp cho người dân có thêm sự lựa chọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là trồng cây ăn quả bên cạnh những loại cây ăn quả như đu đủ, hồng xiêm, táo… Người trồng bưởi ở Tam Nông có thể học tập kinh nghiệm từ các vùng bưởi ở huyện Đoan Hùng, Phù Ninh để có thể tránh được những rủi ro đáng tiếc do sâu bệnh, thời tiết và tìm thị trường tiêu thụ. Bưởi là loại cây ăn quả dễ tiêu thụ, giá thành tương đối ổn định nên trong tương lai, bên cạnh cây bưởi Diễn, huyện nên tiếp tục nghiên cứu, đưa vào trồng thêm một số giống bưởi khác để đa dạng các sản phẩm bưởi, có thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
baophutho.vn.Thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới, tỉnh Phú Thọ triển khai các cơ chế, chính sách để hỗ trợ sự phát triển KTTT; quan tâm tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nội lực để các mô hình KTTT, HTX phát triển hiệu quả, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, ổn định an sinh xã hội.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) sau sáp nhập, xã Cự Đồng mới (được thành lập trên cơ sở sáp nhập của ba xã: Tất Thắng, Thắng Sơn và Cự Đồng) đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, từng bước tìm hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
PhuthoPortal - Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao đưa tỉnh Phú Thọ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo, ngay sau hợp nhất, các địa phương trên địa bàn tỉnh không chỉ bắt tay mà đã chuyển động, tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.
baophutho.vnKinh tế tuần hoàn là một trong những hướng đi quan trọng nhằm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mô hình này đã từng bước được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các chương trình, đề án cụ thể của tỉnh, tạo nền tảng cho một chu trình sản xuất, tiêu dùng xanh, tuần hoàn và bền vững hơn.
3 mạch nguồn Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ hòa chung một dòng chảy, tạo nên một vùng đất đầy tiềm năng, khu vực kinh tế năng động, giàu triển vọng hàng đầu khu vực phía Bắc. Cùng kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong xúc tiến đầu tư của Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ mới mở ra những cơ hội vàng cho nhà đầu tư, nhất là các dự án công nghệ cao (CNC) đến xây tổ và cất cánh bay xa.
baophutho.vnChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập, trong đó có tỉnh Phú Thọ.
Liên kết trang
0
2
0