Thực hiện nghĩa vụ minh bạch hoá theo Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 08/4/2025, Hoa Kỳ đã gửi thông báo mã G/TBT/N/USA/2191 tới các nước Thành viên WTO về Dự thảo Quy định quan trọng về sử dụng hóa chất theo Đạo luật Kiểm soát chất độc hóa học. Toàn văn của dự thảo có thể được tham khảo tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2025/TBT/USA/25_02699_00_e.pdf
Dự thảo quy định đưa ra một số yêu cầu bảo vệ đối với các chất như sau:
+ Polymer oxirane, dùng làm keo dán và lớp phủ bảo vệ cho ứng dụng hàng hải và hạ tầng, có nguy cơ gây kích ứng da, mắt, và đường hô hấp, được quy định không sử dụng trong sản phẩm tiêu dùng, chỉ dùng cho keo dán và lớp phủ hai thành phần và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và khẩu trang NIOSH khi có nguy cơ phơi nhiễm.
+ Rượu ethoxylated, dùng làm chất hoạt động bề mặt trong chất tẩy rửa bề mặt cứng và bột giặt, có nguy cơ gây tổn thương phổi, kích ứng da/mắt, và độc tính sinh sản/phát triển. Quy định yêu cầu: Không chế biến ở nồng độ ≥3% cho sản phẩm tiêu dùng; không xả thải vượt quá 142 ppb vào nước bề mặt; sử dụng khẩu trang NIOSH (APF ≥1,000) và PPE.
+ Sản phẩm phản ứng polyester, dùng làm keo nóng chảy cho sàn và cửa công nghiệp, có nguy cơ gây kích ứng da, hô hấp, và độc tính cấp. Quy định yêu cầu: Không chế biến/sử dụng gây phơi nhiễm qua đường hô hấp và không dùng trong sản phẩm tiêu dùng.
+ Benzene, dùng làm phụ gia trong sản phẩm tiêu dùng gia dụng, có nguy cơ gây kích ứng da, ảnh hưởng tới phát triển và axit acrylic, dùng trong ứng dụng công nghiệp/thương mại. Quy định đưa ra yêu cầu phải sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân và hạn chế phơi nhiễm.
+ Polymer oxirane, dùng làm chất trung gian trong sản xuất polymer, có nguy cơ gây ăn mòn da, độc tính sinh sản, và tổn thương các cơ quan. Quy định yêu cầu không chế biến/sử dụng gây phơi nhiễm qua đường hô hấp và chỉ dùng làm chất trung gian.
+ Sulfonium, dùng trong sản xuất công nghệ bán dẫn. Có nguy cơ gây độc tính cấp, ăn mòn da, và tổn thương mắt. Quy định yêu cầu: Không chế biến ngoài container kín ≤5kg, không chế biến gây bụi, sương, hoặc aerosol và hạn chế sản xuất dưới 9 tháng.
Ngoài ra, quy định còn đưa ra các yêu cầu về ghi nhãn và bảng dữ liệu an toàn với cảnh báo sức khỏe đối với các chất được sử dụng và các nhà sản xuất, nhập khẩu và chế biến phải lưu giữ hồ sơ tuân thủ.
Văn phòng TBT Việt Nam kính gửi Quý Cơ quan, doanh nghiệp thông tin và đề nghị:
1. Đối với Bộ Công Thương: - Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm liên quan của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
2. Đối với các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và VCCI:
- Cập nhật thông tin để chuẩn bị tốt và đáp ứng các yêu cầu của quy định khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
- Phản hồi các khó khăn trong việc đáp ứng quy định này (nếu có).
Mọi thông tin phản hồi kính đề nghị gửi cho Văn phòng TBT Việt Nam, số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại 02437912145, email: tbtvn@tcvn.gov.vn trước ngày 10/5/2025 trong trường hợp có góp ý đối với Dự thảo nêu trên của Hoa Kỳ. Ý kiến của Quý cơ quan sẽ được Văn phòng TBT Việt Nam tổng hợp và chuyển tới cơ quan liên quan của Hoa Kỳ để xem xét, tiếp thu.
Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, vai trò của các doanh nghiệp ngày càng trở nên rõ nét, không chỉ ở khía cạnh đầu tư sản xuất mà còn ở khả năng tổ chức, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tham gia chương trình OCOP góp phần phát triển sản phẩm đặc trưng và coi đây là hướng đi chiến lược trong xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.
Chiều 23/5, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị thẩm định nhiệm vụ "Xây dựng mô hình doanh nghiệp hỗ trợ áp dụng đồng bộ các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ", Công ty TNHH Tư vấn quản lý quốc tế và Hỗ trợ kỹ thuật cao chủ trì thực hiện.
baophutho.vnNhững năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Phú Thọ. Để hướng tới sản xuất bền vững, các sản phẩm OCOP không chỉ được chú trọng về chất lượng và mẫu mã mà còn quan tâm đến yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến.
Ngày 21/5/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến về: Mẫu Logo nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) Chuối Phú Thọ và bộ tiêu chí chứng nhận đối với sản phẩm mang NHCN Chuối Phú Thọ; bản đồ địa lý khu vực chứng nhận NHCN Chuối Phú Thọ và dự thảo quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Chuối Phú Thọ”.
Tỉnh Phú Thọ có tiềm năng phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Song, các nông sản của tỉnh vẫn chưa xây dựng được thương hiệu đủ mạnh nên giá trị kinh tế chưa được như kỳ vọng. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho nông sản chính là “bài toán khó” trong hành trình nâng tầm giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản Đất Tổ trên thị trường.
Ngày 28/4, Hội Nông dân tỉnh phối hợp Ban kinh tế, xã hội và môi trường, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị bàn giao hoạt động hỗ trợ sản phẩm OCOP góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương tại tỉnh Phú Thọ.
Liên kết trang
0
2
0