Đổi mới sáng tạo (ĐMST) được coi là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội. Là đơn vị nòng cốt trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ, với sứ mệnh ĐMST, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cần xây dựng chính sách thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ đi vào thực chất, hiệu quả.
Ngày 22/12/2023, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Cục) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2024. Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh tham dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ, cùng toàn thể công chức, viên chức và người lao động của Cục.
Toàn cảnh Hội nghị.
Thay mặt toàn thể Hội nghị, ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đã báo cáo tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Cục.
Trong năm 2023, Cục đã tập trung nguồn lực hoàn thành theo đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ được giao trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành; các chương trình hành động, kế hoạch của Bộ KH&CN, nhiệm vụ trọng tâm được giao tại các văn bản của cấp trên; nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh khác.
Về xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới, phát triển công nghệ và ĐMST: Cục đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng ban hành Quyết định số 2629/QĐ-BKHCN về quy trình thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư số 21/TT-BKHCN về định mức kinh tế - kỹ thuật; Trình Bộ trưởng ban hành Quyết định số 168/QĐ-BKHCN phê duyệt chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2030”; Cục đã tích cực tham gia lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KH&CN đối với nội dung phát triển công nghệ và ĐMST.
Về quản lý, tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng, phát triển, đổi mới công nghệ và ĐMST: Cục đã hướng dẫn tổ chức thực hiện đánh giá trình độ và năng lực công nghệ trong các ngành, lĩnh vực; Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Triển khai đề án Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ báo cáo tại Hội nghị.
Cục đã hướng dẫn và tổ chức các hoạt động kết nối công nghệ và ĐMST. Cục đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thành công “Diễn đàn Kết nối công nghệ, khởi nghiệp và ĐMST Việt Nam - Lào 2023 với các hoạt động có ý nghĩa thiết thực được tổ chức tại Diễn đàn đã góp phần đẩy mạnh hợp tác liên kết ứng dụng, chuyển giao công nghệ, ĐMST giữa các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp giữa hai nước, củng cố thêm mối quan hệ hợp tác thân thiết, bền chặt, có truyền thống lâu dài của hai nước Việt Nam - Lào. Đặc biệt, Cục đã phối hợp tổ chức thành công sự kiện “Kết nối công nghệ và ĐMST Việt Nam 2023 - Techconnect and Innovation Viet Nam 2023” tại Quảng Ninh với chủ đề “ĐMST - Phát triển bền vững”. Tại Sự kiện đã tổ chức thành công hoạt động trình diễn công nghệ, Diễn đàn, hoạt động tiêu điểm công nghệ trong lĩnh vực năng lượng, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, công nghệ vật liệu mới…và hoạt động tư vấn, kết nối cung cầu công nghệ qua đó góp phần thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức, cá nhân, đóng góp thiết thực thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang kinh tế tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn carbon thấp nhằm hướng đến mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Năm 2023 Cục đã trao đổi, hướng dẫn các Sở KH&CN Bình Phước, Long An, Bắc Giang xây dựng kế hoạch thành lập điểm kết nối cung cầu công nghệ. Tiếp tục vận hành và khai thác 13 Điểm kết nối cung cầu công nghệ phân bố trên 5 vùng, 12 tỉnh/thành phố trên cả nước qua đó triển khai có hiệu quả hoạt động kết nối cung cầu công nghệ nói riêng và hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; đưa nhanh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn cuộc sống.
Cục đã hỗ trợ thúc đẩy hoạt động ứng dụng, đổi mới, phát triển công nghệ và ĐMST tại các địa phương và triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng, chuyển giao, đổi mới và phát triển công nghệ, ang cường hợp tác với các tổ chức trong nước, quốc tế trong nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, đổi mới, phát triển công nghệ và ĐMST.
Nhằm triển khai hoạt động quản lý nhà nước về ĐMST tại Nghị định số 28/2023/NĐ-CP của Chính phủ, Cục đã phối hợp với Đại học VinUni tổ chức khóa đào tạo về KH,CN&ĐMST cho cán bộ, lãnh đạo quản lý các đơn vị thuộc Bộ góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời với mục tiêu tăng cường hợp tác triển khai các hoạt động liên quan đến theo dõi, đánh giá ĐMST; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST dựa trên nền tảng KH&CN hai bên đã triển khai ký kết biên bản ghi nhớ và khởi động đưa vào triển khai Dự án phát triển Chỉ số ĐMST ngành Việt Nam.
Đồng thời, Cục đã tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng các tỉnh/thành phố trên cả nước, các đơn vị trực thuộc Bộ phổ biến, giới thiệu các cơ chế, chính sách và các hoạt động hỗ trợ của Bộ KH&CN trong lĩnh vực chuyển giao, đổi mới, phát triển công nghệ và ĐMST tại các sự kiện, hội nghị, hội thảo khoa học. Thông qua các hoạt động trên đã góp phần lan tỏa các chủ Chương cơ chế chính sách, cũng như nêu bật vai trò tầm quan trọng của KH,CN&ĐMST trong phát triển kinh tế - xã hội tới cộng đồng, người dân trên cả nước.
Bên cạnh đó, Cục luôn tích cực hưởng ứng triển khai các phong trào thi đua do Bộ KH&CN, Công đoàn Bộ KH&CN, Khối thi đua phát động, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền ghi nhận, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị đối với các thành tích đột xuất, thường xuyên năm 2023.
Báo cáo về phương hướng nhiệm vụ chính trong năm 2024, ông Nguyễn Đức Hoàng cho biết, để đảm bảo hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Cục trong lĩnh vực ứng dụng, đổi mới, phát triển công nghệ đã được Bộ KH&CN giao, nhiệm vụ mới về ĐMST tại dự thảo điều lệ của Cục Phát triển công nghệ và ĐMST sau khi được phê duyệt và các nhiệm vụ được giao tại các Chương trình hành động, kế hoạch của Bộ KH&CN, qua đó góp phần triển khai Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02/6/2023 của Chính phủ, Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH,CN&ĐMST đến năm 2025, trong năm 2024 Cục tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cụ thể như: Tiếp tục tham gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KH&CN năm 2013 đối với các nội dung về phát triển công nghệ và ĐMST; Tập trung sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý, triển khai có hiệu quả Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030, Đề án “thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2030. Đặc biệt, Cục sẽ là đầu mối tổng hợp thông tin về ĐMST trên cả nước và xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động ĐMST cho các ngành, lĩnh vực; triển khai áp dụng bộ chỉ số và công bố báo cáo ĐMST ngành, lĩnh vực; Hướng dẫn, tổ chức triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư công nghệ, thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động kết nối cung cầu công nghệ và ĐMST, hỗ trợ thành lập các điểm kết nối cung cầu công nghệ; tổ chức thực hiện dịch vụ tư vấn, môi giới, xúc tiến và chuyển giao công nghệ, xây dựng dữ liệu về công nghệ, chuyên gia công nghệ, dữ liệu về ĐMST; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động thiết kế, chế tạo và thử nghiệm tập trung trong lĩnh vực chế biến, công nghệ sau thu hoạch, lĩnh vực năng lượng, môi trường… tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực đổi mới, phát triển công nghệ và ĐMST cho các doanh nghiệp trong nước.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu, chia sẻ của đại diện một số cơ quan trực thuộc Bộ cũng như của đại diện Cục, Thứ trưởng Hoàng Minh thay mặt Lãnh đạo Bộ KH&CN đánh giá và ghi nhận các kết quả mà Cục đạt được trong năm 2023. Về phương hướng nhiệm vụ trong năm 2024, Thứ trưởng đề nghị Cục tiếp tục phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng Chỉ thị của Bộ Chính trị về ĐMST, xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KH&CN năm 2013 đối với các nội dung về phát triển công nghệ và ĐMST, triển khai các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về ĐMST và thống nhất quản lý hoạt động này trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Thứ trưởng Hoàng Minh khẳng định, ĐMST được coi là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội. Là đơn vị nòng cốt trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ, với sứ mệnh ĐMST, Cục cần xây dựng chính sách thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ. Đặc biệt, xác định doanh nghiệp là đối tượng chính, trên cơ sở đó có sự quan tâm xây dựng chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, cũng như quản lý tổ chức và nhân lực mới về ĐMST. Thứ trưởng Hoàng Minh cho rằng, muốn quản lý doanh nghiệp cần phải hiểu doanh nghiệp, hòa mình với doanh nghiệp.Thứ trưởng lưu ý, hoạt động chuyển giao công nghệ cần có tư vấn về mô hình kinh doanh song song với các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp. Cùng với đó, Thứ trưởng đề nghị Cục: thực hiện các nhiệm vụ được giao và chủ động triển khai, thực hiện các nhiệm vụ đề xuất đi vào thực chất; tiến hành rà soát tổng thể các nhiệm vụ, lấy kế hoạch công việc làm gốc; xây dựng chương trình đào tạo cán bộ có nội dung gắn kết với doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường và doanh nghiệp; đổi mới cách thức tổ chức hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ; thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động cụ thể triển khai trên thực tế...
Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Hoàng Minh, Cục trưởng Nguyễn Mai Dương đã bày tỏ cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thứ trưởng đối với vai trò, trách nhiệm của Cục trong thời gian tới. Cục luôn mong có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ, quan tâm, chia sẻ, đồng hành của các đơn vị trong Bộ, các đơn vị thuộc các Bộ, ban, ngành, địa phương, viện, trường, doanh nghiệp… trong quá trình triển khai hoạt động của Cục, góp phần từng bước đưa KH,CN&ĐMST trở thành động lực, tạo ra giải pháp đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ chia sẻ tại Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Theo most.gov.vn
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.
Xác định khoa học, công nghệ là giải pháp quan trọng, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) ngày 1/11/2012 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, ngày 29/4/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Thủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/HU về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (NQ 09). Từ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong ngành nông nghiệp trồng trọt, việc sử dụng phân bón hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng. Hai loại phân bón được nhiều người quan tâm và sử dụng phổ biến hiện nay là phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc nhận biết và phân biệt hai loại phân này.
Công nghệ sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ sử dụng dây chuyền thiết bị cơ giới tạo túi bầu tự hoại với nguyên liệu 100% chất hữu cơ phế thải như: Mùn cưa, vỏ lạc nghiền nhỏ, trấu hun. Trường Đại học Hùng Vương được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ” từ năm 2021, dự án góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp