Hội Khuyến học Việt Nam phải làm nòng cốt trong các phong trào “Bình dân học vụ" mới nhằm trang bị các kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ cần thiết để người dân lao động hiệu quả hơn, xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa hơn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trước yêu cầu đất nước phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn thì nguồn lực và lợi thế lớn nhất của Việt Nam là con người, những con người có tri thức. |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ kỳ vọng này trong phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Hội Khuyến học Việt Nam (nhiệm kỳ 2016-2021), sáng 22/9.
Kể từ khi thành lập tới nay (1996), Hội Khuyến học Việt Nam, các thế hệ hội viên đã có nhiều nỗ lực, đóng góp to lớn trong hoạt động khuyến học, khuyến tài, trong đổi mới giáo dục quốc dân góp phần cùng toàn dân xây dựng xã hội học tập và phát triển đất nước.
Hội Khuyến học Việt Nam luôn giữ vai trò nòng cốt, đưa phong trào khuyến học, khuyến tài lan rộng, thấm sâu tới từng cơ sở, dòng họ, gia đình, người dân; tạo cơ hội học tập cho mọi người, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị thiệt thòi.
Trong nhiệm kỳ qua (2010-2015), Hội Khuyến học Việt Nam đã có bước phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Hội đã được tổ chức tại tất cả các tỉnh, thành phố, quận huyện, gần 99% các xã, phường, thị trấn. Số hội viên tăng gần gấp đôi và đạt gần 15 triệu người.
Các chi hội khuyến học đã có mặt ở cả các vùng xa xôi, hẻo lánh; tích cực, kiên trì vận động nhân dân tham gia học tập. Gần 99% số xã đã có trung tâm học tập cộng đồng. Người dân không chỉ học chữ mà còn được trang bị kiến thức từ luật pháp tới các kỹ năng, được học nghề để phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường, gìn giữ và phát huy những giá trị quý báu của dân tộc...
Quỹ khuyến học đã cấp học bổng cho hàng triệu trẻ em nghèo; hàng chục vạn học sinh, sinh viên giỏi; hỗ trợ hàng nghìn giáo viên có hoàn cảnh khó khăn để yên tâm bám lớp, bám trường.
Qua 5 năm, số lượng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học đã tăng gấp 2 lần với 8 triệu gia đình được công nhận là “gia đình hiếu học”, 65.203 dòng họ được công nhận là “dòng họ hiếu học” và 70.356 cộng đồng được công nhận là “cộng đồng khuyến học”.
“Nhiều hoạt động, nhiều mô hình tốt, nhiều cách làm hay, nhiều đóng góp rất ý nghĩa của Hội Khuyến học đã được tiếp tục, được sáng tạo, được đẩy mạnh trong nhiệm kỳ vừa qua, góp phần quan trọng cùng ngành giáo dục nước nhà thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận.
Đồng tình với phương hướng, nhiệm vụ mà Hội Khuyến học Việt Nam đề ra trong nhiệm kỳ tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trước yêu cầu đất nước phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn thì nguồn lực và lợi thế lớn nhất của Việt Nam là con người, những con người có tri thức.
Vì vậy, vai trò, trách nhiệm của ngành giáo dục và đào tạo, của Hội khuyến học là vô cùng quan trọng và ngày càng quan trọng để có thể phát huy nguồn lực, lợi thế ấy.
Từ khí thế, hiệu quả của phong trào “Bình dân học vụ” năm xưa do Bác Hồ phát động, trong vòng 3 năm đã xóa mù chữ cho 8 triệu người, Phó Thủ tướng mong muốn sẽ có thêm nhiều phong trào “Bình dân học vụ" mới để trang bị cho người dân những được trang bị các kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ cần thiết để lao động hiệu quả hơn, để xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa hơn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
“Chúng ta cần đặc biệt chú ý công tác giáo dục người lớn, dạy nghề cho lao động ở nông thôn và cần có các phong trào, hoạt động để “xóa mù công nghệ” với khí thế và hiệu quả tương tự như phong trào “Bình dân học vụ” để xóa mù chữ trước đây”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại biểu dự Đại hội. |
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, các bộ ngành Trung ương cùng các cấp ủy, chính quyền dịa phương phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để Hội Khuyến học Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Cùng với đó là sự ủng hộ, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, mọi người dân với những nỗ lực không ngừng để thực hiện sự nghiệp khuyến học, khuyến tài.
Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.
Sáng nay 5-9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, gần 356.000 học sinh trên địa bàn tỉnh đã tưng bừng bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến dự, chỉ đạo, tặng hoa chúc mừng thầy và trò các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới.
Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Đây là một trong những chỉ đạo trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị 6 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19)
Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5/9, với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.