PTO- Đặc thù là tỉnh trung du miền núi, trên 80% dân số sống ở nông thôn gắn liền với sản xuất nông nghiệp vì vậy cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh được tỉnh ta đặc biệt quan tâm. Vấn đề trên được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe cho người dân khu vực nông thôn.
Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trên địa bàn tỉnh về sử dụng nước sinh hoạt thời gian qua được đẩy mạnh. - Cán bộ Trạm y tế xã Động Lâm, huyện Hạ Hòa tuyên truyền về sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân. |
Từ các nguồn vốn đầu tư khác nhau, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình cấp nước được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Tăng tỷ lệ người dân ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh cũng là chỉ tiêu quan trọng để hoàn thiện tiêu chí môi trường trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chính quyền các địa phương đã thực sự vào cuộc triển khai tích cực công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng nước sinh hoạt. Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1,1 triệu người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ trên 92%, trong đó tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia là gần 43%; tỷ lệ người nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 82%.
Tỉnh ta đã tập trung huy động mọi nguồn lực để người dân nông thôn có nước sạch và nước hợp vệ sinh sử dụng. Ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng của các trạm cấp nước, đầu tư thêm hệ thống đường ống dẫn nước để đưa nguồn nước đến từng hộ gia đình vùng nông thôn, việc xây mới, cải tạo các công trình cấp nước, nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn cũng được đẩy mạnh. Các công trình khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết về nước sinh hoạt của người dân. Không chỉ đáp ứng cung cấp nước cho các hộ gia đình, các công trình cấp nước còn đảm bảo cung cấp nước hợp vệ sinh cho các trường học, trạm y tế, các cơ sở công cộng, nâng cao điều kiện sinh hoạt, cải thiện điều kiện, môi trường sống. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh tỷ lệ trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 93%, với trạm y tế tỷ lệ này đạt khoảng 96%. Chất lượng nguồn nước được nâng cao đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nông thôn, góp phần giảm thiểu tỷ lệ dân số bị mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước. Tại xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao trạm cấp nước sinh hoạt do UNICEF tài trợ đi vào vận hành năm 2010, cung cấp nước sinh hoạt cho 920 hộ trên địa bàn xã. Hiện nay, trung bình mỗi tháng trạm cung cấp 8.000m3 nước cho bà con với mức thu 5.000 đồng/m3. Trạm cấp nước do HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng Kinh Kệ quản lý và vận hành đến nay vẫn hoạt động ổn định. Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Giám đốc HTX cho biết: “Trạm cấp nước tại xã Kinh Kệ thực hiện đúng theo quy chế quản lý, vận hành nên đến nay vẫn hoạt động tốt. Hệ thống máy bơm, bể lọc được bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên, đường ống được sửa chữa kịp thời khi có sự cố nên trạm cấp nước về cơ bản đáp ứng được nhu cầu dùng nước của người dân”.
Tuy nhiên, ở một số địa phương, công tác quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước tập trung vẫn chưa được coi trọng, có những công trình cấp nước không được duy tu, bảo dưỡng định kỳ, không bảo đảm yêu cầu cấp nước sạch bền vững cho người dân, nhất là người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Qua khảo sát cho thấy một số công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả, có công trình chỉ đạt từ 50 đến 60% công suất thiết kế, không đảm bảo kinh phí để duy trì hoạt động nên đã ngừng hoạt động. Việc vận hành, khai thác nhiều công trình cấp nước không hiệu quả thời gian qua chủ yếu do phân công trách nhiệm không rõ ràng, không có quy chế quản lý hợp lý. Một số công trình cấp nước tự chảy chỉ hoạt động tốt giai đoạn đầu sau đó hoạt động kém hiệu quả. Công trình cấp nước bằng bơm dẫn do không duy trì được chất lượng nước, không có kinh phí duy tu sửa chữa thường xuyên nên ảnh hưởng đến hoạt động của công trình và không đáp ứng được nhu cầu về nước của người dân. Trong tổng số 200 công trình cấp nước tập trung của toàn tỉnh, số công trình hoạt động bền vững chiếm gần 27%; số công trình hoạt động trung bình chiếm tỷ lệ gần 31%; số công trình hoạt động kém hiệu quả và ngừng hoạt động chiếm trên 41%.
Trước thực trạng đó, tỉnh ta đã rà soát lại toàn bộ các công trình đã đầu tư trước đó và đưa ra phương hướng giải quyết nhằm bảo đảm phục vụ nhu cầu nước hợp vệ sinh của nhân dân tốt hơn. UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành, thị định kỳ xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn, chủ động cân đối các nguồn lực để kịp thời sửa chữa những hư hỏng tại các công trình cấp nước. Ông Lâm Việt Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: “Những công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả thời gian qua đa phần là những công trình nhỏ, quy định về quản lý, vận hành chưa chặt chẽ. Vì vậy hiện nay tỉnh ta tập trung xây dựng các công trình cấp nước với quy mô lớn, ví dụ như theo quy mô cụm xã, liên xã, liên vùng… để thuận tiện cho quản lý và giảm chi phí. Công trình hoàn thiện và đi vào sử dụng sẽ được bàn giao cho các đơn vị có đủ năng lực về kỹ thuật, tài chính để quản lý vận hành, ưu tiên bàn giao cho các doanh nghiệp có tổ chức, năng lực quản lý khai thác các công trình cấp nước. Một số công trình cấp nước như công trình cấp nước sinh hoạt xã An Đạo, huyện Phù Ninh; công trình cấp nước cụm các xã: Tình Cương, Hiền Đa, Cát Trù - Cẩm Khê hoạt động theo phương thức này đã phát huy hiệu quả”.
Đối với khu vực gần các nhà máy cấp nước cho đô thị đã tận dụng công suất còn lại để xây dựng, mở rộng mạng đường ống cấp nước cho khu vực nông thôn. Hiện nay, mạng lưới cấp nước của Công ty cổ phần Cấp nước Phú Thọ ngoài địa bàn chính là TP Việt Trì, TX Phú Thọ, công ty đã tập trung mở rộng mạng lưới cấp nước tới các thị trấn, các xã của huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Thủy, Tam Nông... Đồng thời công ty phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận các dự án nước sạch nông thôn bàn giao để quản lý cấp nước, qua đó tăng số người được sử dụng nước sạch.
Nhằm bảo đảm tính bền vững của công trình, nâng cao chất lượng nguồn nước, thời gian tới công tác truyền thông, vận động xã hội, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng dân cư nông thôn trong việc sử dụng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, đa dạng hóa các hình thức để người dân hiểu tầm quan trọng của việc dùng nguồn nước sạch cần được đẩy mạnh hơn nữa. Nâng cao hiệu quả sử dụng, công suất của các trạm cấp nước cũ, việc huy động thêm nguồn vốn, sự đóng góp của cộng đồng xã hội, người dân để tiếp tục xây dựng, bảo dưỡng và nâng cấp sửa chữa các công trình cấp nước cũng là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Công trình nước sạch, nước hợp vệ sinh khi có cơ chế ràng buộc người dân khi tham gia sử dụng nước từ công trình là một trong những giải pháp hữu hiệu bởi khi có sự đóng góp nhất định, đủ kinh phí cho tổ tự quản hoạt động và sửa chữa khi công trình hỏng hóc nhỏ sẽ nâng cao được trách nhiệm quản lý, sử dụng bền vững công trình.
Hy vọng, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, việc quản lý sử dụng các công trình cấp nước sạch tập trung sau đầu tư trên địa bàn tỉnh sẽ tăng tuổi thọ của các công trình và nhiều người dân được hưởng lợi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ