Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 01/07/2020
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Các nhà nghiên cứu tiêu diệt tế bào ung thư bằng siêu âm


Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Tiến sĩ Tali Ilovitsh, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Tel Aviv dẫn đầu đã phát triển một nền tảng công nghệ không xâm lấn để đưa gen vào tế bào ung thư vú. Kỹ thuật này kết hợp siêu âm với các bong bóng siêu nhỏ (microbubble) nhắm mục tiêu khối u. Sau khi siêu âm được kích hoạt, các bong bóng siêu nhỏ này sẽ phát nổ như đầu đạn nhắm mục tiêu thông minh, tạo ra các hốc trên màng tế bào ung thư, cho phép chuyển gen. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Viện Hàn lâm khoa học quốc gia (PNAS) sau 2 năm tiến hành.

Tiến sĩ Ilovitsh đã phát triển được công nghệ đột phá này trong quá trình nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của giáo sư Kinda Ferrara tại Đại học Stanford. Kỹ thuật này sử dụng siêu âm tần số thấp (250 kHz) để kích nổ các bong bóng nhắm mục tiêu các khối u siêu nhỏ. Thử nghiệm in vivo, sự phá hủy tế bào đạt 80% tế bào khối u.

Tiến sĩ Ilovitsh giải thích: “Microbubble là những quả bong bóng siêu nhỏ chứa đầy khí, với đường kính nhỏ bằng 1/10 mạch máu. Ở một tần số và áp suất nhất định, sóng âm làm cho microbubbles các hoạt động giống như quả bóng bay: chúng giãn nở và co lại theo định kỳ. Quá trình này làm tăng sự dẫn truyền các chất từ ​​mạch máu vào mô xung quanh”.

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng sử dụng tần số thấp hơn so với áp dụng trước đây, microbubble có thể mở rộng đáng kể, cho đến khi chúng phát nổ dữ dội. Khám phá này có thể được sử dụng như một nền tảng để điều trị ung thư: tiêm trực tiếp microbubble vào khối u”.

Tiến sĩ Ilovitsh và những thành viên còn lại của nhóm nghiên cứu đã sử dụng các microbubbles nhắm mục tiêu khối u được gắn vào màng tế bào của khối u tại thời điểm phát nổ vàtiêm chúng trực tiếp vào khối u trong mô hình chuột.

Tiến sỹ Ilovitsh nói: “Khoảng 80% các tế bào khối u đã bị phá hủy trong vụ nổ. Kết quả này rất tích cực. Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu rất an toàn và hiệu quả, có thể tiêu diệt hầu hết khối u. Tuy nhiên, điều đó là không đủ. Để ngăn chặn các tế bào ung thư còn lại lây lan, chúng tôi cần phải tiêu diệt tất cả các tế bào khối u. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã tiêm một gen trị liệu miễn dịch cùng với các vi khuẩn, hoạt động như một con ngựa gỗ thành Trojan, có chức năng báo hiệu hệ thống miễn dịch tấn công tế bào ung thư”.

Tự chính nó, gen sẽ không thể xâm nhập vào các tế bào ung thư. Tuy nhiên, gen này nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch đã được tiêm đồng thời cùng với các vi sinh vật. Các khe rỗng màng được hình thành trong 20% ​​tế bào ung thư còn sót lại sau vụ nổ ban đầu, cho phép gen xâm nhập vào trong tế bào. Điều này đã kích hoạt phản ứng miễn dịch phá hủy tế bào ung thư.

Phần lớn các tế bào ung thư bị phá hủy bởi vụ nổ và các tế bào còn lại đã tiêu thụ gen miễn dịch thông qua các lỗ hổng được tạo ra trong màng của chúng. Gen này khiến các tế bào tạo ra một chất kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công tế bào ung thư. Thực tế, chuột của chúng tôi có khối u ở cả hai bên cơ thể. Mặc dù chúng tôi chỉ tiến hành điều trị ở một bên, nhưng hệ thống miễn dịch cũng tấn công khối u ở phía bên kia”, Tiến sỹ Ilovitsh cho biết.

Tiến sĩ Ilovitsh nói rằng trong tương lai, nhóm nghiên cứu của bà dự định thử áp dụng công nghệ này như một phương pháp điều trị không xâm lấn cho các bệnh liên quan đến não như khối u não và các tình trạng thoái hóa thần kinh khác như bệnh Alzheimer và Parkinson.

Hàng rào máu não không cho phép thuốc xâm nhập, nhưng vi khuẩn có thể tạm thời mở rào cản này, cho phép điều trị đến khu vực mục tiêu mà không cần can thiệp phẫu thuật xâm lấn”, Ilovitsh nói.

Theo vista.gov.vn

Lượt xem: 149



BÀI VIẾT KHÁC
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.

Ngày 20/11/2024
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững

Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.

Ngày 11/10/2024
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương

Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 08/10/2024
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu

S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.

Ngày 22/09/2024
Phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh
Phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh

Trong ngành nông nghiệp trồng trọt, việc sử dụng phân bón hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng. Hai loại phân bón được nhiều người quan tâm và sử dụng phổ biến hiện nay là phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc nhận biết và phân biệt hai loại phân này.

Ngày 21/06/2024
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ

Công nghệ sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ sử dụng dây chuyền thiết bị cơ giới tạo túi bầu tự hoại với nguyên liệu 100% chất hữu cơ phế thải như: Mùn cưa, vỏ lạc nghiền nhỏ, trấu hun. Trường Đại học Hùng Vương được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ” từ năm 2021, dự án góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp

Ngày 18/06/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0