Bộ KH&CN sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp, dự kiến đến hết năm 2018 sẽ cung cấp trực tuyến mức độ 3 cho tổng số 212/304 thủ tục, đạt tỷ lệ 70%; và số lượng hồ sơ của các thủ tục hành chính xử lý trực tuyến chiếm khoảng 40%.
Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ KH&CN năm 2018, lộ trình này nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tăng cường mức độ, phạm vi cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch thông tin, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân và hiệu lực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN.
Cùng với việc nâng tỷ lệ dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức 3 của Bộ KH&CN lên 70%, lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ KH&CN năm 2018 còn hướng tới cung cấp đầy đủ thông tin dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông điện tử của Bộ này để phục vụ nhu cầu tra cứu, khai thác của tổ chức, cá nhân.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra nêu trên, Bộ KH&CN đã xác định rõ 5 nhóm giải pháp sẽ được tập trung triển khai, đó là: giải pháp thể chế; giải pháp kỹ thuật, công nghệ; giải pháp nhân lực; giải pháp tổ chức, triển khai; giải pháp nâng cao nhận thức, thu hút người sử dụng.
Cụ thể, cùng với việc xây dựng, ban hành các Quy chế triển khai, quản lý, khai thác và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của Bộ, thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ ban hành quy định gắn mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến với việc đánh giá xét thi đua, khen thưởng hàng năm của các đơn vị; triển khai việc đánh giá chỉ số ứng dụng CNTT tại các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN trong đó chú trọng tiêu chí khai thác hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến do đơn vị chủ trì thực hiện.
Bên cạnh đó, sẽ triển khai, tích hợp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ KH&CN, Cổng dịch vụ công quốc gia đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Tăng cường đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thông tin của các dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng cung cấp dịch vụ hoạt động ổn định, liên tục và an toàn cho tổ chức và cá nhân.
Đồng thời, ưu tiên triển khai trực tuyến các thủ tục hành chính đơn giản, có tính khả thi cao một cách hiệu quả, từ đó làm cơ sở nhân rộng triển khai trực tuyến các thủ tục hành chính khác; hạn chế tối đa việc triển khai trực tuyến các thủ tục hành chính không đem lại hiệu quả thực tế.
Đối với các dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4 đã đưa vào hoạt động, Bộ KH&CN xác định ưu tiên xử lý trước đối với hồ sơ nộp trực tuyến. Cùng với đó, thường xuyên hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mới đưa vào hoạt động cho các tổ chức và cá nhân dưới nhiều hình thức.
Bộ KH&CN giao Trung tâm CNTT chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp, đôn đốc, giám sát, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc triển khai lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ.
Theo số liệu thống kê của Bộ KH&CN, tính đến cuối năm ngoái, số thủ tục hành chính tại Bộ đã được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 là 177 thủ tục, chiếm 58% tổng số thủ tục hành chính. Trong đó, có 2 dịch vụ được cung cấp trực tuyến mức 4 là: Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu cho tổ chức KH&CN; Cấp giấy chứng nhận trong trường hợp đăng ký thay đổi tên của tổ chức KH&CN.
Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Theo đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Dịch vụ công trực tuyến mức độ là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng. |
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.