Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 13/09/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Bộ KH&CN đồng hành cùng start-up Việt vươn ra quốc tế, kết nối toàn cầu


Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng đã tham dự sự kiện VietChallenge 2019 tổ chức tại Boston (Hoa Kỳ). Ngoài ra, Bộ KH&CN đã bắt đầu hành trình kết nối đầu tư cho startup Việt và làm việc với các đối tác lớn tại Hoa Kỳ từ ngày 6/9 (giờ địa phương), tiến đến quy tụ tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest Vietnam 2019 sắp diễn ra vào 13/9 tại Silicon Valley Hoa Kỳ.

Medlink- hành trình vô địch Vietchallenge 2019

Mới đây, chung kết cuộc thi Khởi nghiệp toàn cầu VietChallenge với sự tranh tài của chín đội thi đấu xuất sắc là các start-up Việt đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã diễn ra tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, nơi được Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) của Anh xếp hạng là ngôi trường số một thế giới trong 7 năm liên tiếp từ năm 2012.

Đây cũng là một trong các hoạt động thuộc Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì. 

Là năm thứ tư diễn ra cuộc thi, VietChallenge, cuộc thi khởi nghiệp đầu tiên dành cho người Việt trên khắp thế giới do Hội sinh viên Việt Nam tại Mỹ phát động, đã trở thành một trong những cuộc thi uy tín, tạo cơ hội cho người trẻ khởi nghiệp, học hỏi và thiết lập mối quan hệ với các quỹ đầu tư uy tín cùng các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Năm nay, ngay từ khi phát động, ban tổ chức đã nhận được sự quan tâm của đông đảo start-up trẻ, với hơn 400 bài dự thi sau vòng sơ loại. 

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng (hàng đầu, thứ 3 từ phải sang) trao giải cho đội vô địch Medlink

Giải Nhất cuộc thi Chung kết VietChallenge 2019 thuộc về Medlink - Nền tảng kết nối trực tiếp giữa các hãng dược và nhà thuốc. Ứng dụng Medlink được ECOMEDIC sáng tạo với mục đích đồng hành cùng các nhà thuốc lẻ, cung cấp nền tảng bao gồm website cho công ty dược và ứng dụng điện thoại cho các nhà thuốc, cho phép họ nhận đơn hàng online từ các công ty dược mà không cần quảng cáo hay tốn bất kỳ chi phí nào.

Từ Medlink, các nhà thuốc có thể nhận đơn hàng từ các nhà cung cấp và giao hàng, giúp tăng doanh thu nhanh chóng. Công ty dược sẽ dễ dàng quản lý đơn hàng, theo dõi tình trạng, giảm chi phí và nhân lực, đồng thời chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. 

Ước tính, tại Việt Nam có khoảng 2.000 công ty dược. Chi phí của các công ty này cho việc phân phối sản phẩm chiếm khoảng 35% lợi nhuận, tương đương 1,6 tỷ USD mỗi năm. Việc ứng dụng công nghệ rất ít, chỉ khoảng 30% nhà thuốc dùng phần mềm quản lý kinh doanh, nên việc kiểm kho và nhập hàng mất rất nhiều thời gian.

Theo Giám đốc điều hành Medlink, bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền, ứng dụng Medlink là giải pháp kết nối giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả doanh thu cho thị trường dược. 

Giải Nhì cuộc thi thuộc về giải pháp VVN AI - Cung cấp các giải pháp Trí tuệ nhân tạo nhận diện hình ảnh, text... (OCR, eKYC) ứng dụng trong tự động hóa quy trình giao dịch tại các cửa hàng, ngân hàng… nhằm tiết kiệm thời gian, tăng tính tiện ích và độ bảo mật cao, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Giải pháp giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh số hiện nay. 

Đồng giải Ba thuộc về đội Timobile đến từ Indonesia và Graam đến từ Việt Nam. TiMobile là giải pháp tự động thay thế nhạc chuông của người nhận bằng một video cụ thể do người gọi đặt, trong khi Graam cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp TCall Center tiện dụng trên nền tảng Cloud. 

Tại lễ trao giải, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã công bố các giải pháp đoạt giải sẽ trở thành đối tác của tập đoàn để cùng cung cấp dịch vụ tới gần 100 triệu khách hàng của Viettel trên toàn cầu. 

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng đã tham dự cuộc thi VietChallenge 2019 và trao giải cho các đội giành chiến thắng. Ông khẳng định quan điểm ủng hộ các du học sinh Việt Nam khởi nghiệp sáng tạo với tư duy toàn cầu, từ đó trở về đóng góp cho quê hương, đất nước.

Việc trao đổi, kết nối với các trường đại học lớn của Mỹ như MIT, Tufts, Umass, Stanford,... những nơi có nhiều sinh viên xuất sắc của Việt Nam theo học, cũng là cơ hội để các đại diện Việt Nam học hỏi kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp tại các trung tâm học thuật và công nghệ lớn nhất thế giới, từ đó tạo động lực phát triển hệ sinh thái trong nước. 

Các startup từ Techfest Vietnam 2018 đều đạt thành tích vang dội trên đấu trường quốc tế (Medlink – thứ tư từ phải qua, Abivin – thứ ba từ phải qua).

Hàng loạt sự kiện kết nối, chia sẻ tại Techfest Vietnam tại Hoa Kỳ do Bộ KH&CN tổ chức

Từ ngày 6/9, Bộ KH&CN đã bắt đầu hành trình kết nối đầu tư cho start-up Việt và làm việc với các đối tác lớn tại Mỹ tiến đến quy tụ tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest Vietnam 2019, diễn ra lần đầu tiên vào ngày 13/9 tại thành phố San Mateo, bang California (Mỹ), với sự tham gia của 200 trí thức, chuyên gia, nhà đầu tư và các đại diện quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hai nước. 

Với mục tiêu tạo môi trường để start-up Việt vươn ra quốc tế, kết nối toàn cầu cũng như học hỏi kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đoàn hành trình trong khuôn khổ Techfest Vietnam 2019 được chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng bắt đầu chương trình làm việc chuyên sâu với hàng loạt đối tác lớn tại Mỹ từ ngày 6/9 tại Boston, bang Massachusetts và San Francisco, bang California.

Đoàn sẽ có chuyến thăm tới các tập đoàn công nghệ thành công nhất thế giới là Amazon, Google,... cũng như chứng kiến thành quả xây dựng và kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Silicon Valley. 

Bộ KH&CN sẽ tiếp tục hành trình kết nối khởi nghiệp Việt Nam với thế giới với Techfest Vietnam 2019 tại Hoa Kỳ ngày 13/9.

Đặc biệt, Bộ KH&CN có kế hoạch ký kết hợp tác với nhiều đại diện quan trọng trong chương trình làm việc gồm Ai20x (trung tâm ươm tạo khởi nghiệp tại Mỹ), Pegasus Tech Venture (đơn vị tổ chức Start-up World Cup) và Stripe Inc (công ty hỗ trợ start-up mở rộng thị trường Mỹ).

Một số đối tác khác về tài chính, thúc đẩy kinh doanh, xây dựng hệ sinh thái cũng tham gia chương trình làm việc như Tim Draper, Republic, 500 Startups, Founder Institute,... hứa hẹn sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan cho khởi nghiệp Việt giai đoạn tới. 

Bên cạnh phần giới thiệu của các start-up trước toàn thể khách tham dự, một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngày hội là Diễn đàn Kết nối hệ sinh thái Silicon Valley - Vietnam, nơi những đại diện quan trọng của hệ sinh thái hai quốc gia cùng thảo luận về các cơ hội kết nối giữa Việt Nam và Mỹ để thúc đẩy đầu tư, phát triển hệ sinh thái. 

Thông tin về chuỗi sự kiện này, Ban tổ chức sẽ cập nhật liên tục trên Website www.2075.com.vn và Fanpage Facebook Sàn Công Nghệ Vui. Đây cũng là những kênh thông tin, truyền thông chính thức tiếp cận theo xu hướng 4.0, lần đầu tiên được Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai nhằm hỗ trợ phát triển thị trường khoa học & công nghệ trên các mạng xã hội tại Việt Nam.

BOX:

Techfest Vietnam tại Mỹ mở màn cho Techfest Vietnam 2019 diễn ra vào tháng 12/2019 tại Quảng Ninh, với hàng loạt chương trình quan trọng như 200 gian hàng triển lãm từ các trụ cột lớn cho khởi nghiệp như trụ cột tài chính, công nghệ, thị trường, nhân lực, dịch vụ,... hoạt động kết nối đầu tư 1-1 với hơn 200 nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

 

Cùng với đó, các hội thảo, diễn đàn quy mô lớn với gần 6.000 lượt người tham dự cũng sẽ được tổ chức song song với các hoạt động trình diễn và thi đấu công nghệ đặc sắc. Techfest Vietnam được xem là ngày hội về khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất tại Việt Nam do Bộ KH&CN chủ trì thực hiện trong khuôn khổ Đề án 844.

 

 

 

Dự án phát triển Cộng đồng thị trường KH&CN (Chương trình 2075)

 

Lượt xem: 266



BÀI VIẾT KHÁC
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 65 Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), ngày 12/7/2024, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Hội thảo bên lề “Đo lường và thúc đẩy kết quả Đổi mới sáng tạo cấp địa phương: Vai trò của các Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương” nhằm thảo luận về công cụ và kinh nghiệm triển khai Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII).

Ngày 16/07/2024
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt

Tại buổi họp bàn về “Chính sách phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) Việt Nam” với Hiệp hội DN KH&CN (VTS) ngày 6/7/2024 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp làm thế nào để các DN KH&CN phát huy vai trò đầu tàu trong việc ứng dụng làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động, cạnh tranh, làm hình mẫu cho các loại hình DN khác.

Ngày 08/07/2024
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo

86% DN nhận định đổi mới sáng tạo là “chìa khoá” quan trọng đối với tăng trưởng trong thời gian tới và 70% DN dự kiến tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo.

Ngày 03/07/2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Hội nghị tập huấn về thu thập dữ liệu Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024 đã được Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức sáng nay, 2/7. Tham dự Hội nghị, có đại diện của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ Khoa học & Công nghệ; về phía Sở KH&CN có đồng chí Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở; về phía trường ĐH Hùng Vương có đồng chí Trần Đình Chiến - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, cùng đại diện các sở, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ngày 02/07/2024
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo

Trong thời gian tới, sự bùng nổ của các ứng dụng thông minh sẽ trở thành xu hướng chủ đạo, thay đổi cách chúng ta tương tác và làm việc hàng ngày. Theo định nghĩa của Gartner, một ứng dụng thông minh (Intelligent application) không chỉ đơn thuần thực hiện các nhiệm vụ cố định mà còn có khả năng thích ứng, tự điều chỉnh và phản ứng linh hoạt dựa trên sự học hỏi từ môi trường và người dùng.

Ngày 21/06/2024
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (TTNT) có trách nhiệm nhằm hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ các hệ thống TTNT, bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT...

Ngày 19/06/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0