Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã tạo ra bộ gen có thể phát triển độc lập nhỏ nhất trong tự nhiên với lượng gen chỉ vừa đủ để một cơ quan hoạt động và tự sinh sản.
Thành công này sẽ giúp giải mã các bí ẩn về cách sự sống được tạo ra.
Bộ gen nhân tạo của vi khuẩn, JCVI-syn3.0, được tạo ra trong phòng thí nghiệm với chỉ 473 gen, vô cùng nhỏ bé và đơn giản so với bộ gen 20.000 gen của con người.
Để tạo ra bộ gen này, các nhà khoa học đã sử dụng quy trình thiết kế-xây dựng-kiểm nghiệm để xác định các gen không cần thiết cho sự sống và loại bỏ để chỉ giữ lại những gen không thể không có.
Bằng cách liên tục thêm bớt để xác định mức độ thiết yếu của các gen, các nhà khoa học đã thu được bộ gen nhỏ nhất với số lượng gen không thể thay đổi.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Craig Venter khẳng định cách duy nhất trả lời cho những câu hỏi cơ bản về sự sống phải tìm kiếm từ những bộ gen nhỏ bé do đó điều cần làm là cố tạo ra một bộ gen cơ bản.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science (Khoa học) ngày 24/3, công việc nghiên cứu hiện đang tập trung xác định chức năng sinh học của từng gen trong bộ gen siêu nhỏ này.
Cho đến nay, vẫn còn 149 gen, tức 1/3 tổng số gen, chưa thể xác định chức năng sinh học. Trong số các gen đã xác định chức năng, không có các gen sửa đổi và hạn chế thông tin di truyền cũng như hầu hết các loại gen mã hóa lipoprotein.
Tuy nhiên, hầu hết các gen về đọc và biểu hiện thông tin di truyền đều có mặt trong bộ gen này cùng những gen bảo tồn các thông tin di truyền qua các thế hệ.
Giới khoa học nhận định việc tìm hiểu chức năng của tất cả các gen hứa hẹn mang đến những hiểu biết sâu sắc mới về khía cạnh sinh vật học cơ bản của sự sống.
Một phát hiện đáng chú ý của nghiên cứu này là một số gen ban đầu được xác định không cần thiết thực tế lại thuộc một cặp gen có chung chức năng buộc phải có mặt cả hai trong bộ gen.
Trong khi đó, một số gen có chung nguồn gốc nhưng có chức năng khác nhau cũng đã được tìm thấy trong các cơ quan khác.
Điều này đặt ra một giả thuyết chúng mã hóa các protein chung với các chức năng mà hiện nay vẫn chưa được xác định.
Nhóm nghiên cứu này năm 2010 đã khiến cả thế giới ngạc nhiên khi tạo ra tế bào sống đầu tiên trong lịch sử loài người tại phòng thí nghiệm.
PhuthoPortal - Ngày 10/7/2025, đồng chí Trần Duy Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) do ông Yohei Kurisu - Thành viên Ban điều hành Tập đoàn làm trưởng đoàn. Đây là đoàn công tác của doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên của đồng chí Trần Duy Đông trên cương vị Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ (mới).
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo giới thiệu các nội dung cơ bản của 5 Luật do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
PhuthoPortal - Việc hợp nhất 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ thành tỉnh Phú Thọ mới không chỉ là bước đi chiến lược trong tổ chức hành chính mà còn mở ra một cực tăng trưởng công nghệ cao đầy tiềm năng tại khu vực phía Bắc. Sở hữu vị trí “vàng”, hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư thông thoáng và tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Phú Thọ đang từng bước vươn mình thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao và logistics hiện đại hàng đầu khu vực.
PhuthoPortal - Ngày 8/7/2025, đồng chí Trần Duy Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam do đồng chí Đỗ Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn.
Ngày 7/7/2025, đồng chí Trần Duy Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe các sở, ngành báo cáo một số nội dung liên quan đến công tác đảm bảo hoạt động của tỉnh Phú Thọ sau khi sáp nhập.
Chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” năm nay diễn ra đúng lúc cả nước khẩn trương triển khai sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp, tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời cơ và cũng là thách thức lớn đối với tổ chức Đoàn, Hội trong kiện toàn bộ máy, ổn định tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Liên kết trang
0
2
0