Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 15/11/2016
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam trên tinh thần mở và linh hoạt, tận dụng tối đa lợi thế công nghệ thông tin, mạng Internet


 

Chiều 10/11/2016, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam, đã gặp gỡ các trưởng ban biên soạn chuyên ngành. Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng mong muốn được nghe ý kiến trực tiếp, yêu cầu cụ thể từ các trưởng ban biên soạn chuyên ngành đối với Chính phủ, hai viện hàn lâm, Hội đồng Chỉ đạo biên soạn, để các nhà khoa học hoàn thành tốt nhất công việc của mình.

 


Tại cuộc gặp, các nhà khoa học nêu nhiều đề xuất, kiến nghị liên quan đến phương thức thực hiện, cơ cấu tổ chức, tuyển dụng nhân sự, địa điểm làm việc, cơ chế tài chính... nhằm thực hiện tốt nhất công việc biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, cho biết hiện nay công tác chuẩn bị đang được tích cực thực hiện, như xây dựng quy chế hoạt động, cẩm nang, cách thức biên soạn, quy trình kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu từng mục từ, từng quyển, khả năng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế... Từ kinh nghiệm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam cho thấy việc thực hiện biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam phải có lộ trình cụ thể, làm đến đâu gọn đến đấy. Trong đó trao quyền, trách nhiệm cho các trưởng ban và các nhà khoa học là cốt yếu.

GS. Nguyễn Tử Siêm, Trưởng Ban Nông nghiệp-Thủy lợi, cho rằng trong bối cảnh thế giới vận động liên tục cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, cách biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam vừa phải mang tính kiểm kê, đánh dấu, mang tính biên niên nhưng phải mở, công khai trên mạng để cập nhật, tiếp thu, bổ sung những ý nghĩa, sự kiện, bổ sung mục từ mới… "Tổng hành dinh'' các ban chuyên ngành cần phải được tổ chức rất chuyên nghiệp, kỷ luật để văn phòng làm việc của các ban không trở thành "câu lạc bộ hưu trí''.

GS.TS. Phạm Thế Long, Trưởng Ban Công nghệ thông tin cho biết, quan trọng nhất là phải có ngay công cụ hỗ trợ cho các ban chuyên ngành theo dõi những công việc đã triển khai cũng như huy động được đông đảo nhà khoa học, nguồn lực tham gia biên soạn. Ngay từ khi xây dựng đề cương đã phải có sự tham gia của rất nhiều người nên công cụ này có càng sớm càng tốt.

Theo GS. Phạm Gia Khánh, Trưởng Ban Y học, Dược học đề nghị cần xây dựng lộ trình biên soạn cuốn sách cụ thể. Trong đó, quan trọng nhất là xây dựng đề cương mục từ. Mỗi thành viên của các ban chuyên ngành phải là đầu mối kết nối với hàng chục, thậm chí hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học tham gia biên soạn các mục từ. Từ kinh nghiệm của bản thân, GS. Phạm Gia Khánh cho rằng những người viết tốt nhất không hẳn đang làm việc trong cơ quan nhà nước hay làm quản lý mà cần nhất là những nhà khoa học tâm huyết, dành thời gian cho công việc này.

Nhấn mạnh tính mở trong cơ cấu tổ chức các ban chuyên ngành cũng như trong quá trình biên soạn, Phó Thủ tướng cho rằng quyết định thành lập các ban chuyên ngành là bộ khung nền tảng ban đầu, còn trong quá trình hoạt động là hoàn toàn linh hoạt để thu hút sự tham gia cống hiến của tất cả các nhà khoa học có mong muốn cống hiến cũng như của cộng đồng. Phó Thủ tướng nói cho biết: “Tinh thần là cơ cấu tổ chức linh hoạt, cởi mở trong từng nhóm, từng ban chuyên ngành, thậm chí một nhà khoa học có thể tham gia biên soạn tại nhiều ban chuyên ngành khác nhau và mở ra ngoài xã hội, cộng đồng”. 

Về phương thức biên soạn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến tính mở từ quá trình xây dựng đề cương, phạm vi kiến thức đến phân chia thành các quyển, tập bách khoa thư sao cho khoa học, hợp lý, làm rõ hội hàm, đặc thù của Việt Nam so với các bộ bách khoa toàn thư trên thế giới. Trong đó, việc quan trọng và cấp thiết là khẩn trương xây dựng Cổng Bách khoa Toàn thư Việt Nam kèm theo công cụ biên soạn trực tuyến để cộng đồng các nhà khoa học có thể cập nhật, giải thích, bổ sung các mục từ, sự kiện… 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam là quá trình liên tục, vì vậy rất cần thống nhất cách làm trên tinh thần mở và linh hoạt, tận dụng tối đa lợi thế công nghệ thông tin, mạng Internet. “Thay vì cách làm truyền thống là từ làm xong bản giấy mới cập nhật lên bản điện tử thì nay chúng ta làm ngược lại là đăng tải các mục từ được biên soạn lên Cổng Bách khoa Toàn thư Việt Nam để ghi nhận, tiếp thu ý kiến đóng góp, thẩm định từ các nhà khoa học, nhà quản lý và tất cả những người quan tâm đến việc biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam ở trong và ngoài nước. Sau khi hoàn chỉnh thì chúng ta in lại thành bản giấy theo định kỳ 5-10 năm một lần, còn bản điện tử liên tục cập nhật. Quan trọng là chúng ta thống nhất được cách làm ngay từ đầu vì khi triển khai thì đây sẽ là một quá trình liên tục”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định việc biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam là hết sức có ý nghĩa nhằm giới thiệu một cách toàn diện, có hệ thống, chuẩn xác những tri thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học và công nghệ của Việt Nam và thế giới từ xưa đến nay… Đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm của cộng đồng khoa học Việt Nam.
Lượt xem: 27



BÀI VIẾT KHÁC
Tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường
Tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường

Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Ngày 04/10/2018
Phát động tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một toàn quốc
Phát động tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một toàn quốc

Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.

Ngày 06/09/2018
Khai giảng năm học mới 2018 - 2019
Khai giảng năm học mới 2018 - 2019

Sáng nay 5-9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, gần 356.000 học sinh trên địa bàn tỉnh đã tưng bừng bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến dự, chỉ đạo, tặng hoa chúc mừng thầy và trò các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới.

Ngày 06/09/2018
Trường phổ thông chất lượng cao Hùng Vương - mô hình xã hội hóa giáo dục bậc phổ thông
Trường phổ thông chất lượng cao Hùng Vương - mô hình xã hội hóa giáo dục bậc phổ thông

Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Đây là một trong những chỉ đạo trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị 6 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19)

Ngày 04/09/2018
Tổ chức khai giảng năm học mới trên cả nước vào sáng 5/9
Tổ chức khai giảng năm học mới trên cả nước vào sáng 5/9

Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5/9, với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Ngày 27/08/2018
Triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019
Triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019

Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Ngày 20/08/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0