Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã ký ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Thời gian lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết bắt đầu từ ngày 6-5 và hoàn thành vào ngày 5-6.
Các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID
Kế hoạch nêu rõ, việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Về yêu cầu, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm; bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.
Việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý.
Ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, các cấp phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc, làm cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao; kiên quyết đấu tranh với các luận điệu chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong quá trình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp.
Đối tượng lấy ý kiến là các tầng lớp nhân dân; các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các chuyên gia, nhà khoa học.
Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, bao gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày.
Theo Kế hoạch, các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của nhân dân.
Các cơ quan, tổ chức, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu tiến độ, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, địa phương mình, chủ động lên kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học.
Chính quyền địa phương các cấp tổ chức lấy ý kiến nhân dân bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tài liệu phục vụ lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp bao gồm: Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP ngày 5-5-2025 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Bản thuyết minh về dự thảo Nghị quyết; Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp.
Thời gian lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết bắt đầu từ ngày 6-5 và hoàn thành vào ngày 5-6.
Các file toàn văn và lấy ý kiến trực tuyến tại đây
Ngày 8/5/2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025 và tổng kết Đề án 939/CP của Chính phủ về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 - 2025.
Năm trường đại học Việt Nam thành lập liên minh đào tạo kỹ năng thuộc nhiều nhóm ngành, nhằm xây dựng lực lượng chiến lược thực thi Nghị quyết 57.
Chiều 6/5, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội nghị đánh giá, nghiệm thu dự án "Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Rau an toàn Đỗ Xuyên" tại xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ", do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Ba triển khai khai thực hiện.
Ngày 5/5/2025, tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Sở Khoa học và Công nghệ 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình gặp mặt, trao đổi nhằm thống nhất nội dung đề án hợp nhất 3 sở
Ngày 25/4, tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Thanh Sơn tổ chức khai mạc quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản an toàn đợt 1 năm 2025.
Ngày 25/4/2025, tại thành phố Việt Trì, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT)Việt Nam chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Phú Thọ tổ chức hội thảo khoa học tư vấn, phản biện về “Đánh giá thực trạng và tư vấn, đề xuất xây dựng các lễ hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ và xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”.
Liên kết trang
0
2
0