PTO- Thành lập từ đầu năm 2012 theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Ngòi Giành và Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bứa trực thuộc Chi cục Lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) được giao quản lý, bảo vệ khoảng ba vạn ha rừng tự nhiên phòng hộ và phát triển diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Yên Lập, Cẩm Khê, Tân Sơn, Thanh Sơn. Qua hơn 4 năm thành lập, cùng với những thành tích đáng ghi nhận trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, hoạt động của hai BQL đã gặp nhiều vướng mắc, trở ngại do lực lượng mỏng, địa bàn rộng, phức tạp và đặc biệt là trong triển khai dự án trồng rừng, tiếng là chủ rừng nhưng không được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất…
Rừng phòng hộ xóm Cú, xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn. |
Giữ rừng bền vững
Thực hiện nhiệm vụ được giao, dẫu chỉ có 7 biên chế nhưng các Ban quản lý đã nỗ lực vượt khó, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm và người dân trên địa bàn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển diện tích rừng phòng hộ, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên. Trong 4 năm, trên địa bàn không xảy ra các vụ phá rừng, cháy rừng nghiêm trọng. Mỗi năm, diện tích rừng phòng hộ trồng mới lại được nâng lên đồng nghĩa với tỷ lệ che phủ rừng được giữ vững. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, sinh động, phù hợp đã phát huy hiệu quả tích cực. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giữ rừng phòng hộ, rừng tự nhiên có nhiều chuyển biến tích cực. Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bứa đã rà soát, phát dọn thực bì, cuốc hố và trồng 142,62ha rừng đạt 216% kế hoạch; hoàn thành chăm sóc 105,6ha rừng trồng năm 2, 160ha rừng trồng năm 3, 151,8ha rừng trồng năm 4. Cán bộ, nhân viên Ban Quản lý thường xuyên phối hợp với Hạt Kiểm lâm Tân Sơn, Thanh Sơn tổ chức tuần tra, kiểm tra, bảo vệ 12.946,2ha rừng tự nhiên. Ban Quản lý đã tổ chức 10 lớp tập huấn các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ rừng và phòng chống chữa cháy rừng cho 350 cán bộ, người dân trên địa bàn.
Cũng trong thời gian trên, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Ngòi Giành đã bảo vệ hiệu quả 6.500ha rừng tự nhiên phòng hộ trên địa bàn huyện Yên Lập và 623,9ha rừng tự nhiên phòng hộ của huyện Cẩm Khê; ký hợp đồng tuyên truyền công tác phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng qua 15 đài truyền thanh cơ sở và Đài truyền thanh huyện Yên Lập. Ban Quản lý phân công cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên duy trì nghiêm chế độ trực phòng cháy chữa cháy rừng, dự báo cấp độ cháy rừng thường xuyên, kịp thời khi thời tiết thay đổi, hanh khô, nắng nóng kéo dài. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa bàn và chính quyền địa phương, cán bộ, nhân viên Ban quản lý đã thực hiện tuần tra, kiểm tra rừng tự nhiên tại xã Trung Sơn, Xuân An, Mỹ Lương, Minh Hòa, Thượng Long, Đồng Lạc thuộc huyện Yên Lập và xã Tiên Lương, Văn Bán của huyện Cẩm Khê. Qua đó đã phát hiện vụ phát nương, lấn chiếm 1.400m2 vào rừng tự nhiên phòng hộ và 3.700m2 vào rừng trồng phòng hộ tại xã Đồng Lạc, huyện Cẩm Khê, kịp thời báo cáo với cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật. Triển khai nhiệm vụ phát triển rừng, Ban quản lý đã trồng mới 500ha rừng sản xuất tại 15 xã, thị trấn của huyện Yên Lập; trồng mới 80ha rừng phòng hộ, đặc dụng; chăm sóc hơn 200ha rừng trồng phòng hộ 2-4 tuổi… Phát huy tinh thần trách nhiệm, đảm bảo mục tiêu bảo vệ, phát triển bền vững diện tích rừng phòng hộ được giao, hai Ban quản lý đều đã xây dựng, triển khai kế hoạch tiếp tục chăm sóc rừng trồng phòng hộ lần 1 kết hợp với trồng dặm, phối hợp với UBND các xã đôn đốc, nhắc nhở các chủ hộ bảo vệ rừng thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kiên quyết không để các vụ vi phạm lâm luật nghiêm trọng diễn ra trên địa bàn, giữ vững và nhân lên màu xanh trù phú của các cánh rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, tích cực góp phần bảo vệ môi trường sống, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững…
Chủ rừng Đỗ Quốc Thuận kiểm tra cây mỡ giống do Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bứa cung cấp. |
Trồng cây chờ… thủ tục!
Thế nhưng, cùng với khó khăn về nhân lực mỏng trong khi diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ lớn, địa bàn phức tạp, hai Ban quản lý rừng phòng hộ còn gặp nhiều trở ngại, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến… thủ tục hành chính. Được UBND tỉnh giao quản lý, bảo vệ khoảng ba vạn ha rừng phòng hộ nhưng cho đến thời điểm này các Ban quản lý mới chỉ nhận được quyết định giao đất mà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy là danh chính nhưng chưa “chính chủ”. Đáng chú ý hơn, mùa trồng rừng năm nay, hai Ban quản lý đến gặp, liên hệ với người dân trồng rừng mà chưa thể ký được hợp đồng do… không phải chủ đầu tư. Vậy là cây giống, phân bón vẫn được chuyển về, người dân vẫn nhận và thực hiện hiện việc dọn thực bì, cuốc hố, trồng cây nhưng mọi thủ tục ký kết hợp đồng, thanh toán vẫn phải đợi!
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bứa cho biết: “Những năm trước, chúng tôi vẫn là chủ đầu tư ký hợp đồng với các hộ dân trồng rừng phòng hộ theo chương trình dự án phát triển rừng của hai huyện Tân Sơn, Thanh Sơn. Trong hai năm 2014 và 2015, Ban quản lý trồng mới 265,6ha rừng phòng hộ. Năm 2016, dự án phát triển rừng không còn, thay vào đó là dự án trồng rừng do Chi cục lâm nghiệp làm chủ đầu tư, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bứa được giao triển khai thực hiện 122,6ha, trong đó có 36,7ha rừng trồng thay thế. Để đảm bảo tiến độ mùa vụ, chúng tôi đã khảo sát hiện trường, liên hệ với 19 chủ hộ và tiến hành giao cây giống, phân bón cơ bản hoàn thành diện tích được giao. Tuy nhiên, do không phải chủ đầu tư, nên chúng tôi không thể ký kết hợp đồng mà phải chờ Chi cục Lâm nghiệp…”.
Chung hoàn cảnh trên, vụ trồng rừng năm nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Ngòi Giành được giao trồng 80ha rừng và đã hoàn thành 100% diện tích được giao. Tuy nhiên, chỉ có 24ha do UBND tỉnh giao (gồm 18ha rừng đặc dụng và 6ha rừng phòng hộ thay thế) đã hoàn tất thủ tục ký kết hợp đồng với người dân còn lại 56ha rừng phòng hộ sản xuất dù đã trồng xong vẫn đợi Chi cục Lâm nghiệp về ký hợp đồng cho… đúng quy trình với người dân..
Lý giải chuyện này, ông Phùng Văn Vinh - Giám đốc Chi cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Dự án Bảo vệ, phát triển rừng do UBND tỉnh làm chủ đầu tư hết năm 2015 đã kết thúc và chưa có dự án mới thay thế. Dự án trồng rừng phòng hộ không đủ kinh phí theo quy định dự án nhóm B trung hạn nên không thể giao cho hai Ban quản lý rừng phòng hộ làm chủ đầu tư. Để đảm bảo tiến độ mùa vụ trồng rừng, việc liên hệ, giao cây giống, phân bón đến các chủ hộ phải được thực hiện ngay để họ kịp cuốc hố, đặt cây. Đến thời điểm này, 146ha rừng phòng hộ đã trồng xong. Để giải quyết vấn đề thủ tục hợp đồng, Chi cục Lâm nghiệp sẽ thành lập Ban Quản lý dự án trồng rừng phòng hộ, sử dụng con dấu của Chi cục…”. Vậy là sắp tới sẽ thêm một Ban quản lý được thành lập, thủ tục, hợp đồng trồng rừng sẽ hoàn tất… đúng quy trình. Vẫn biết đặc thù hoạt động trồng rừng của ngành lâm nghiệp đặc biệt coi trọng tính thời vụ và mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ, phát triển hiệu quả diện tích rừng phòng hộ. Tuy nhiên, cách thức triển khai “tiền trảm hậu tấu” với nhiều nghi ngại về thủ tục đấu thầu đơn vị cung cấp cây giống, thời điểm ký kết hợp đồng… sẽ là vết gợn trong dư luận. Rất mong các cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý, giải quyết triệt để giúp nâng cao hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn…
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ