Sinh thời, Bác Hồ đã nhiều lần về thăm tỉnh Phú Thọ, trong đó có bốn lần Bác đến thăm các công trường, nhà máy: Ngày 12-2-1956 Bác về thăm công trường khôi phục cầu Việt Trì; ngày 20-7-1958 Bác đến thăm Nhà máy chè Phú Thọ; ngày 13-4-1959 Bác về thăm công trường xây dựng Khu công nghiệp Việt Trì; ngày 19-8-1962 Bác đến thăm Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao.
Nói chuyện với cán bộ, công nhân lao động những nơi đến thăm. Người luôn quan tâm, chăm lo, nhắc nhở tới vai trò của giai cấp công nhân. Trong lời huấn thị khi đến thăm Nhà máy chè Phú Thọ, Người chỉ rõ: Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, muốn làm giai cấp lãnh đạo phải thế nào? Giai cấp lãnh đạo làm biếng, tham ô, hủ hóa có được không? Muốn xứng đáng giai cấp lãnh đạo phải có tinh thần lao động, thi đua lao động, lãnh đạo thì phải có tư cách đạo đức của giai cấp lãnh đạo, làm chủ thì phải có tư cách đạo đức của người làm chủ. Người nói rõ thêm: Công nhân là giai cấp lãnh đạo. Vì vậy, công nhân phải là đội quân cách mạng có tổ chức, có kỷ luật, có văn hóa, có kỹ thuật và có giác ngộ chính trị, như thế mới xứng đáng là giai cấp lãnh đạo... Phải học văn hóa, bởi máy móc ngày càng tối tân, nếu không có văn hóa, không biết tính toán thì không làm được, không phải học văn hóa mà thôi, mà phải học chính trị, chính trị không phải là cao xa, học văn hóa, học chính trị, đừng học nhồi sọ, đừng kể con cà con kê, làm lâu rồi ngủ gật, học phải đúng mức. Thăm Nhà máy Supe - Phốt phát Lâm Thao, Bác căn dặn: Phải thấm nhuần tinh thần làm chủ, đoàn kết chặt chẽ, tích cực học tập văn hóa, học tập kỹ thuật, học tập các đồng chí chuyên gia Liên Xô làm cho nhà máy phát triển; chớ có tự kiêu, tự đại mà không trau dồi là thoái hóa. Cố làm hạch toán kinh tế cho tốt. Nói chuyện với cán bộ, công nhân lao động công trường xây dựng Khu công nghiệp Việt Trì, Bác nhấn mạnh vì sao phải học tập: Nay đất nước đã độc lập, đã được quyền làm chủ đất nước, phải học thì ta mới làm chủ được nền văn hóa khoa học, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Học để hiểu biết phục vụ cho cách mạng và nhân dân, để còn đi ngoại giao với bầu bạn khắp năm châu bốn biển...
Rõ ràng lời dạy của Bác dến nay và sau này vẫn mang ý nghĩa sâu sắc, thiết thực về việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giai cấp công nhân.
Bác rất quan tâm tới điều kiện làm việc và đời sống tinh thần, vật chất của công nhân, của người lao động. Giữa lúc công trường khôi phục cầu Việt Trì đang khẩn trương quyết tâm hoàn thành kế hoạch, gấp rút thông cầu, làm việc cả ngày tết, ngày 12-2-1956 (tức ngày mồng một Tết Bính Thân) được Bác về thăm và chúc tết toàn thể cán bộ, công nhân Việt Nam và chuyên gia Trung Quốc trên công trường. Đây chính là nguồn động viên, hăng hái thi đua của công nhân lao động và chỉ hơn một tháng sau khi Bác về thăm cầu Việt Trì đã được xây xong.
Khi đi thăm Nhà máy chè Phú Thọ, đến phòng sàng chè thấy chị em công nhân bê từng mẻ chè đổ vào chỗ chứa quá cao, công việc khó nhọc tốn nhiều công sức. Bác căn dặn cán bộ lãnh đạo nhà máy phải chú ý cải tiến thiết bị máy móc cho phù hợp với khổ người Việt Nam (sau này được cải tiến lắp băng chuyền, sức lao động giảm, hiệu suất tăng). Khi biết ở công trường xây dựng khu công nghiệp Việt Trì có một số công nhân gánh đất trên 100kg. Bác đã biểu dương và nhắc nhở: Lúc còn đánh giặc thì đánh rất giỏi, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Nay xây dựng kinh tế làm rất khỏe, khó khăn nào cũng vượt qua... Tinh thần của quân đội cách mạng, của giai cấp tiên phong như thế mới tốt! Nhưng sức người không thể làm như thế mãi được và không thể có năng suất cao, mà phải biết phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng máy móc vào công việc thì mới làm được nhiều, được nhanh, năng suất mới cao và mới giải phóng được sức lao động nặng nhọc cho con người. Biết công nhân ở đây một tháng mới được xem phim một lần, Bác đã tặng cho công trường một máy chiếu bóng (do có máy này mà công nhân được xem chiếu bóng hàng tuần). Trong huấn thị khi thăm Nhà máy chè Phú Thọ, Bác đã nêu rõ mối quan hệ giữa sản xuất và đời sống: Muốn mức sống dần dần tiến lên trong sản xuất phải nhớ 4 chữ; một là sản xuất nhiều, hai là nhanh, nếu nhiều mà không nhanh nhà máy không phát triển được, nếu nhiều, nhanh mà sản xuất chè xấu có được không? Cho nên phải nhiều, nhanh, tốt, nếu các cô, các chú không biết tôn trọng của công, lãng phí điện, nước, xăng máy móc hư hỏng thì sản xuất không rẻ, giá thành cao. Sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ thì các xí nghiệp phát triển, kinh tế nhà nước phát triển, đời sống của nhân dân và công nhân nói chung mới phát triển.
Thiết nghĩ những lời căn dặn của Bác vẫn đầy ý nghĩa sâu sắc mang tính thời sự nóng hổi và cũng là hướng phấn đấu đi lên nhanh chóng, bền vững cho công nhân lao động Phú Thọ và Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ