Trong cuộc thi sáng tạo kỹ thuật dành cho thanh thiếu nhi năm nay, trong số các sản phẩm lọt vào vòng chung kết, có 3 sản phẩm giành giải nhất. Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt ý tưởng và quá trình nghiên cứu, chế tạo các dụng cụ học tập, công cụ sản xuất của các tác giả trẻ tuổi. Được biết, tối 17-12, lễ trao giải cuộc thi sẽ được tổ chức tại Hội trường Trung tâm Hội nghị tỉnh và được truyền hình trực tiếp trên sóng PTV.
![]() |
Mô hình “Máy sơ chế rau củ quả đa năng RLT- 02" của nhóm tác giả Lê Tuấn Anh, Hà Đức Mạnh, Dương Duy Linh, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Hồng Hạnh đều là học sinh Trường THCS Tiên Lương - Cẩm Khê. |
Bút chỉ thị màu
Hiện nay ở các vùng nông thôn, miền núi, việc học tập của học sinh còn gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị dạy và học. Đặc biệt là những môn học có bài tập thực hành như môn Hóa học. Khi sử dụng quỳ tím để thực hành các thí nghiệm thường phát sinh các vấn đề: Kết quả không rõ ràng do chất lượng quỳ tím bị giảm sút, thiếu quỳ tím để làm thí nghiệm,... Từ đó, tác giả Nguyễn Tiến Dũng, học sinh lớp 10A, Trường THPT Đoan Hùng đã tìm tòi, nghiên cứu và tạo ra một sản phẩm có thể thay thế những mẩu giấy quỳ tím có tên "Bút chỉ thị màu". Phần vỏ bút được tận dụng từ những chiếc bút hết mực; phần ruột bút được làm từ hoa dâm bụt.
Nguyên lý hoạt động của bút chỉ thị màu là dùng bút viết lên một tờ giấy trắng rồi lần lượt cho dung dịch vào sau đó quan sát màu sắc của mực trên tờ giấy. Nếu gặp môi trường axit thì mực chuyển sang màu đỏ, môi trường bazơ sẽ chuyển sang xanh, môi trường trung tính thì không đổi màu (giữ nguyên màu tím ban đầu), nếu mực bị mất màu thì dung dịch có tính tẩy màu. Hoặc có thể tẩm dung dịch lên một tờ giấy sau đó dùng bút để viết lên và quan sát sự đổi màu. Rất đơn giản, cây bút chỉ thị màu tự làm có thể thay thế quỳ tím.
Máy sơ chế rau, củ, quả đa năng RLT-02
Trong những lúc phụ giúp gia đình công việc chế biến rau, củ, quả, bắp bằng phương pháp thủ công hay bằng máy móc, nhóm tác giả: Lê Tuấn Anh, Hà Đức Mạnh, Dương Duy Linh, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Hồng Hạnh đều là học sinh Trường THCS Tiên Lương - Cẩm Khê, đã quan sát và nhận thấy cách làm này không đảm bảo điều kiện về an toàn lao động và năng suất. Với những kiến thức được học ở bộ môn vật lý, công nghệ, nghề điện và cơ khí... các em đã thiết kế ra “Máy sơ chế rau củ quả đa năng RLT- 02".
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy như sau: Động cơ máy bơm, buli, dây cu loa, bộ phận tách hạt ngô, bộ phận duôi, thái lát, bộ phận mài tinh bột, ốc vít và các vật liệu khác. Nguồn điện 220V qua công tắc đến động cơ, động cơ hoạt động khởi động Buli tổng lực truyền động đến các buli con làm quay các bộ phận của máy, làm cho máy có thể hoạt động đồng thời hoặc độc lập từng chức năng một.
Tính mới của sản phẩm là máy có nhiều chức năng, có thể hoạt động độc lập từng chức năng một mà không hề ảnh hưởng tới các chức năng khác, đồng thời có thể hoạt động cùng một lúc 3 chức năng.
Máy đào rãnh, bón phân T12
Trong những năm gần đây, chè được xác định là cây mũi nhọn của tỉnh. Trong quá trình chăm sóc cây chè, những người nông dân thường bón phân bằng phương pháp thủ công nên mất nhiều thời gian và công sức. Với mong muốn nâng cao năng suất cho cây chè đồng thời giúp những người nông dân đỡ vất vả, em Nguyễn Trung Thành, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Minh Đài, Tân Sơn, đã nghiên cứu và làm nên sản phẩm “Máy đào rãnh bón phân T12”.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy là: Sử dụng động cơ xe máy 4 kỳ và hộp số phụ, hệ thống cần gạt lấp đất, hệ thống rải phân, dụng cụ đào rãnh, tay ga, bộ khung giá đỡ. Điều chỉnh dụng cụ đào rãnh (nông, sâu) cho từng loại chè; bật công tắc, khởi động máy, đổ phân vào thùng chứa; tùy vào mức độ nông sâu mà ta cài số 1,2,3,4 cho hợp lý. Trong khi đào rãnh có 2 cách để rải phân, tự động rải phân rồi lấp lại hoặc bón phân cục bộ theo từng mô nhỏ rồi lấp lại thông qua tay điều khiển, sau đó hệ thống cần gạt sẽ lấp miệng rãnh lại sau khi rải phân.
Sản phẩm đã được chạy thực nghiệm trên đồi chè hiệu quả cao hơn so với làm thủ công. Vì máy cồng kềnh nên hiện tại chỉ có thể áp dụng đối với những đồi chè từ 2 - 4 năm tuổi.
Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến đến hơn 21.000 điểm cầu Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và điểm cầu cấp huyện, cấp xã trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Chiều 14/4, tại Tỉnh uỷ Phú Thọ, Thường trực Tỉnh uỷ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình đã họp thống nhất triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 13 khai mạc sáng 10/4, dự kiến kéo dài ba ngày để thảo luận hai nhóm nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính và chuẩn bị đại hội 14.
Ngày 25/3/2025, Tỉnh ủy Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 148/KH-TU về việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
PhuthoPortal - Ngày 4/4/2025, đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh Phú Thọ chủ trì hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai một số nội dung trong thời gian tới.
Ngày 1/4/2025, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã tiếp đón ông Hà Hồng Bình (He Hongping), Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cùng đoàn công tác. Cuộc gặp gỡ nhằm thúc đẩy hợp tác KH&CN giữa hai quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số.
Liên kết trang
0
1
0