Mày mò chế tạo máy phát điện bằng sức gió, nhiều lần thất bại, vợ con cằn nhằn, bạn bè, hàng xóm cho là “thằng điên”, nhưng anh vẫn bền bỉ và cuối cùng đã cho ra đời máy phát điện bằng sức gió bốn cánh quạt.
Sau thành công bước đầu, anh Trần Thanh Thành (ngụ ấp 3, xã Bình Thới, Bình Đại, Bến Tre) tiếp tục cải tiến máy phát điện bốn cánh quạt thành máy phát điện mười cánh quạt hình trái bí thích nghi với mọi điều kiện.
Từ gió mạnh đến gió hiu hiu, máy vẫn phát ra nguồn điện trời cho. Anh được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Sáng tạo trẻ cho sản phẩm này.
Anh Thành cho biết ý tưởng chế tạo máy phát điện từ sức gió xuất hiện từ một lần đi xe đạp điện, xe hết nguồn năng lượng dự trữ trong bình điện, anh đạp xe một đoạn xe lại có điện đưa anh tới nơi cần đến.
Động tác xoay chuyển có thể tạo ra nguồn điện đã thôi thúc anh chế tạo thử máy phát điện bằng sức gió, không lệ thuộc vào nguồn điện sinh hoạt vào mùa nắng hay bị cúp cả ngày.
Máy phát điện bằng sức gió hình trái bí - (Ảnh: Lư Thế Nhã)
Bắt tay vào chế tạo máy, mọi việc khởi đầu đều không đơn giản. Do điều kiện gia đình không khá giả, nhà lại đông anh em, con đường học vấn của anh dừng lại ở lớp 9. Với mớ kiến thức ấy, để chế tạo máy phát điện quả là chuyện không tưởng, nhưng niềm đam mê sáng tạo đã luôn thôi thúc anh phải thực hiện cho bằng được ý tưởng của mình về chiếc máy phát điện.
Anh Thành đã bỏ thời gian nghiên cứu mày mò và qua bao lần thất bại bởi anh không tính được độ lệch của cánh quạt để nhận lượng gió tạo nên dòng điện.
Khi chỉnh sửa lại độ lệch để nhận sức gió nhiều hơn thì cánh quạt nhiều lần bị gãy khi gió mạnh. Đến lúc cân được sức gió tạo nên dòng điện thì mạch điện lại bị cháy...
Hàng xóm, bạn bè thấy anh thất bại, cười nhạo bảo anh là “thằng điên”. Gia đình anh lúc này hay cằn nhằn bảo sao không lo làm ăn nuôi vợ con mà lại mất nhiều thời gian vào việc không đâu!
Nghe lời chê trách, nhiều lúc anh Thành cũng nản chí nhưng rồi lòng tự ái khiến anh không bỏ cuộc. Anh kể những lúc cánh quạt “rụng” xuống, anh đợi lúc hàng xóm vắng vẻ mới lén ra ôm vào nhà chỉnh sửa lại.
Sau nhiều lần thất bại, anh Thành rút kinh nghiệm hoàn thiện được máy phát điện với bốn cánh quạt có đuôi lái. Mỗi cánh quạt dài 80cm, đường kính quạt khoảng 30cm. Máy phát điện bằng sức gió này nối với tuốc bin và bình ắc quy dẫn đến các vật dụng sử dụng điện trong nhà.
Với máy phát điện bốn cánh quạt này, khi điện trữ đầy bình có thể cung cấp đủ điện cho đèn thắp sáng, quạt, tủ lạnh.
Tuy nhiên, máy vẫn còn nhược điểm: khi gió yếu hoặc gió trở chiều, cánh quạt quay bị trễ nhịp không tạo được nguồn điện liên tục. Anh nghĩ ra giải pháp là cần có cánh quạt đón gió đa chiều và anh thử chế tạo máy với cánh quạt theo hình tròn trái bí rợ.
Và anh đã thành công. Máy phát điện hình trái bí gồm mười cánh, đường kính 2m, máy đón được các chiều gió và bắt gió mạnh hơn. Nguồn điện từ sức gió được đưa vào bình ăcquy trữ lại và đưa qua bộ biến điện thành dòng điện 220V để sử dụng.
Anh Trần Thanh Thành nhận giấy chứng nhận sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ cấp - (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Với máy phát điện bằng sức gió hình trái bí, nguồn điện đủ cung cấp cho các vật dụng gia đình như đèn chiếu sáng, quạt, máy lạnh, tivi, bàn ủi (trừ máy lạnh). Máy thích nghi với mọi vùng đất, chỉ cần mặt bằng đặt trụ rộng 1m2, trụ cao 6-7m, mỗi hộ gia đình có thể lắp đặt một máy phát điện bằng sức gió ở vị trí khoảng trống không gian không cây cối.
Máy phát điện tốt nhất là ở vùng biển có nhiều gió. Máy có thể nâng công suất cao hơn bằng cánh quạt đường kính 5m. Máy phát điện hình trái bí của anh Thành sáng chế có ba màu: trắng, xanh, đỏ hoặc bằng inox tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Với sản phẩm máy phát điện bốn cánh quạt, anh Thành được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Sáng tạo trẻ năm 2011 và Đài truyền hình VN (VTV2) trao giải nhất do khán giả xem đài bình chọn. Năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận sản phẩm máy phát điện bằng sức gió (máy hình trái bí) do anh Trần Thanh Thành sản xuất.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028