Để phát huy thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, thời gian qua huyện Cẩm Khê đã triển khai nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp, trong đó có hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, điển hình như mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá của anh Đinh Quang Tiệp - hội viên nông dân ở khu Suối Gấm, thị trấn Cẩm Khê.
Anh Đinh Quang Tiệp chia sẻ về phát triển mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá
Sau nhiều năm ấp ủ, trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng tăng cao, tháng 3/2022, anh Đinh Quang Tiệp đã mạnh dạn liên kết cùng với 2 hộ nông dân khác góp vốn trên 1 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất để phát triển mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá (còn gọi là mô hình Aquaponics).
Đưa chúng tôi đi thăm mô hình, anh Tiệp cho biết, đây là mô hình mô phỏng hệ sinh thái tự nhiên, sử dụng chất thải từ cá để làm chất dinh dưỡng cho rau mà không sử dụng đất, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình sản xuất này đã tiết kiệm nước, tiết kiệm sức lao động và chi phí do không phải thực hiện một số khâu như làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới. Với tổng diện tích gần 1.000 m2, chỉ cần 1 nhân công chủ yếu đo các chỉ số về chất lượng rau, cho cá ăn và bắt sâu cho rau, việc chăm sóc chủ yếu áp dụng giải pháp về công nghệ. Trong quá trình triển khai, từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch, từng giàn rau sẽ được ghi chép, theo dõi sát sao các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ dinh dưỡng để đảm bảo đạt năng suất, chất lượng cao. Sản phẩm rau trồng theo phương pháp này không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với phương pháp canh tác truyền thống.
Anh Tiệp trồng rất nhiều loại rau như: Xà lách, cải bó xôi, cải bẹ xanh, cải bẹ dún, cải ngọt, cải thìa… Mỗi loại rau từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch khoảng từ 30 - 45 ngày. Bình quân một ngày, vườn rau của anh cho thu hoạch hơn 20 kg rau tươi, sạch, an toàn, chủ yếu cung cấp cho khách hàng tại địa phương, giá bán trung bình từ 30 - 40 nghìn đồng/kg. Ngoài nguồn thu từ rau, anh còn nuôi 6.000 con cá Chình, mô hình bước đầu có nhiều triển vọng phát triển.
Cây rau sinh trưởng phát triển tốt
Anh Tiệp chia sẻ: Sau khi đi học hỏi các mô hình ở trong miền Nam về, tôi đã mạnh dạn liên kết làm mô hình. Đây là mô hình mới nên trong quá trình làm tiếp tục học hỏi kinh nghiệm. Tôi mong muốn được các cấp ngành quan tâm tạo điều kiện về vốn để mô hình tiếp tục phát triển.
Mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá của anh Tiệp đã và đang đi đúng hướng trong sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp địa phương.
Theo phutho.gov.vn
baophutho.vnThực hiện Đề án 06 của Chính phủ phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch CĐS của tỉnh, thời gian qua, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trong hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của ngành.
Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.