Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 156/QĐ-BKHCN ngày 22/2/2024 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Quyết định nêu rõ, công bố 04 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm:
3 thủ tục hành chính cấp trung ương: Thủ tục xác định dự án đầu tư có hoặc không sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên; Thủ tục chỉ định, chỉ định lại tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư; Thủ tục chỉ định bổ sung phạm vi giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư
1 thủ tục hành chính cấp tỉnh: Xác định dự án đầu tư có hoặc không sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.
Thủ tục xác định dự án đầu tư có hoặc không sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên
Trình tự thực hiện: Nhà đầu tư lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xác định công nghệ, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến bộ phận Một cửa Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc gửi trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định, bộ phận Một cửa trả ngay lại hồ sơ cho nhà đầu tư và thông báo rõ về các văn bản cần sửa đổi, bổ sung để nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Một cửa. Trường hợp nhà đầu tư gửi hồ sơ trực tuyến hoặc qua đường bưu chính, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản đề nghị nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý chuyên ngành liên quan để lấy ý kiến phối hợp. Trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ lấy thêm ý kiến tổ chức, chuyên gia độc lập để tham vấn về chuyên môn, xác định công nghệ của dự án đầu tư.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan được lấy ý kiến phối hợp, tổ chức, chuyên gia độc lập có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đối với dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ phức tạp, trong trường hợp cần thiết, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức khảo sát thực tế để xác định công nghệ của dự án đầu tư.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ ý kiến của cơ quan phối hợp, hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia độc lập, Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến xác định công nghệ của dự án bằng văn bản gửi nhà đầu tư.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ đề nghị xác định công nghệ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Bộ phận Một cửa Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc gửi trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thủ tục chỉ định bổ sung phạm vi giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư
Trình tự thực hiện: Tổ chức giám định lập 01 bộ hồ sơ đăng ký bổ sung phạm vi hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến bộ phận Một cửa Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc gửi trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký chỉ định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành đánh giá năng lực thực tế của tổ chức giám định thông qua việc cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá. Nội dung đánh giá thực tế theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Quyết định số 29/2023/QĐ-TTg. Việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức giám định phải được thông báo bằng văn bản cho tổ chức giám định đã nộp hồ sơ đăng ký biết trước 05 ngày làm việc.
Trường hợp tổ chức giám định phải khắc phục các nội dung quy định trong biên bản đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày, tổ chức giám định phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về Bộ Khoa học và Công nghệ. Trường hợp các nội dung cần khắc phục phải kéo dài thêm thời hạn thì tổ chức giám định báo cáo với Bộ Khoa học và Công nghệ bằng văn bản và nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục các nội dung trên.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế, nếu tổ chức giám định đã thực hiện khắc phục đầy đủ các nội dung và đáp ứng yêu cầu theo quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chỉ định tổ chức giám định hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức giám định.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ đăng ký bổ sung phạm vi hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến bộ phận Một cửa Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc gửi trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo vista.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.
Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phú Thọ, giai đoạn 2020 – 2024 đã có 123 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được phê duyệt thực hiện với tổng kinh phí gần 155 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước hơn 87 tỷ đồng, kinh phí xã hội hóa (đối ứng của các cơ quan chủ trì, doanh nghiệp, người dân) hơn 67 tỷ đồng.