Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 26/08/2015
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Tăng cường hội nhập hoạt động KH&CN của Việt Nam với ASEAN


 Ngày 24/8/2015, tại Hà Nội, Ban chủ nhiệm Chương trình KX.06/11-15 tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước đề tài “Nghiên cứu cơ chế và giải pháp tăng cường hội nhập hoạt động khoa học và công nghệ của Việt Nam với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”, mã số KX.06.03/11-15, thuộc chương trình “Nghiên cứu và phát triển hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ”. Đề tài do Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, TS. Bạch Tân Sinh làm chủ nhiệm đề tài.



Toàn cảnh buổi nghiệm thu đánh giá đề tài KX.06.03/11-15

TS. Bạch Tân Sinh cho biết, ở Việt Nam, hội nhập toàn diện của Việt Nam với thế giới bên ngoài đã được Chính phủ khẳng định, trong đó hội nhập quốc tế (HNQT) về KH&CN đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam có thể sử dụng được lợi thế của mình để phát triển, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã sớm nhận thức được cơ hội của HNQT trong việc tiếp cận nhanh những tiến bộ KH&CN của thế giới và tạo điều kiện cho chuyển giao và mua bán công nghệ, qua đó phát triển năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, rút ngắn khoảng cách về trình độ KH&CN với các nước trong khu vực và quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với hơn 70 nước và tổ chức quốc tế, ký kết và thực hiện hơn 80 hiệp định hợp tác cấp chính phủ và cấp bộ, là thành viên không chính thức của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN.

Để có được những định hướng chiến lược về hội nhập KH&CN với các nước Đông Nam Á, Việt Nam cần có những hiểu biết về hệ thống tổ chức và phương thức vận hành, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới của cộng đồng ASEAN nói chung và các nước thành viên nói riêng. Trong quá trình HNQT về KH&CN, Việt Nam đã cho thấy một số khó khăn trở ngại về năng lực hạn chế của nhân lực KH&CN; các tổ chức nghiên cứu, trường đại học chưa đủ năng lực và điều kiện tham gia hoạt động HNQT về KH&CN; phần lớn các hoạt động HNQT về KH&CN được thực hiện trong khuôn khổ các hiệp định, thỏa thuận trong đó Việt Nam thường đóng vai trò bên nhận, bên được hỗ trợ; việc thực thi chưa hiệu quả các quy định về sở hữu trí tuệ; các hoạt động chuyển giao công nghệ còn yếu…

Đến nay, hầu như Việt Nam chưa có nghiên cứu về hội nhập KH&CN với các nước trong khu vực. Đề án HNQT về KH&CN đến năm 2020 do Bộ KH&CN soạn thảo đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/5/2011. Theo Đề án, một trong những nhiệm vụ cần làm ngay là “tạo điều kiện để cán bộ KH&CN tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quốc tế, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN, các hiệp hội chuyên ngành khu vực và quốc tế”. Đề tài cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành cơ chế và biện pháp nhằm tăng cường khả năng hội nhập về KH&CN của Việt Nam với ASEAN.

Với mục tiêu đó, đề tài đã nghiên cứu tổng quan từ các tư liệu đã có bao gồm tổng quan kinh nghiệm phát triển KH&CN của các nước thành viên ASEAN trong bối cảnh hội nhập quốc tế về KH&CN; điều tra khảo sát tình hình hội nhập của một số tổ chức nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp ở 3 vùng Bắc, Trung, Nam; tổ chức các buổi hội thảo khoa học, tham vấn vùng ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Nhóm đề tài cũng cho rằng, với những trở ngại trong việc HNQT về KH&CN, qua quá trình nghiên cứu, Nhóm đề tài đã đưa ra các nhóm biện pháp như: phát triển nhân lực KH&CN thông qua xây dựng kế hoạch, hỗ trợ các nhà khoa học làm việc và thực tập có thời hạn ở một số tổ chức nghiên cứu quốc tế, phát triển nhân lực cho nghiên cứu và triển khai, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ, chia sẻ thông tin và tri thức. Nhóm biện pháp chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu KH&CN, thông qua các hình thức tổ chức gắn kết các bên liên quan trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thông qua các Trung tâm xuất sắc đối với một số sản phẩm ưu tiên quốc gia; hoàn thiện các định chế trung gian của thị trường công nghệ; tái cấu trúc hệ thống khoa học, giáo dục và sản xuất tương thích với mô hình hoạt động của các nước ASEAN.

Từ những kết quả đạt được, đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp quốc gia đánh giá đạt loại Khá, các sản phẩm của đề tài đã đáp ứng được như đăng ký, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Đề tài đã phân tích được tình hình hoạt động, hội nhập KH&CN của các nước ASEAN và Việt Nam, đưa ra được hai nhóm giải pháp để HNQT về KH&CN. Tuy nhiên Hội đồng cũng cho rằng, Nhóm đề tài cần tập trung hơn vào việc phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế và giải pháp của các nước trong ASEAN và Việt Nam, cung cấp thêm những số liệu mới được cập nhật hiện nay.
Lượt xem: 134



BÀI VIẾT KHÁC
'Xây dựng chính sách tạo động lực đột phá cho khoa học, công nghệ'
'Xây dựng chính sách tạo động lực đột phá cho khoa học, công nghệ'

Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngày 10/01/2025
Công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024
Công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024

PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.

Ngày 09/01/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030

Ngày 31/12/2024
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam

Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.

Ngày 30/12/2024
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.

Ngày 27/12/2024
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.

Ngày 20/12/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0