Những năm gần đây các làng nghề trong tỉnh cơ bản có hướng phát triển ổn định, góp phần tạo công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho người dân. Tuy vậy, để làng nghề phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả, việc thành lập các hợp tác xã (HTX) trong làng nghề nhằm tạo sự liên kết, tăng sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường là rất cần thiết, qua đó sẽ góp phần tạo động lực cho từng hộ làm nghề và giải quyết những nhu cầu chung thúc đẩy sản xuất làng nghề đạt hiệu quả cao.
Bà con nông dân làng nghề chè Chùa Tà, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh đang khẩn trương thu hoạch những lứa chè cuối vụ
Trên địa bàn tỉnh hiện có 72 làng nghề, giải quyết việc làm cho khoảng 30 nghìn lao động, trong đó có hơn 15 nghìn lao động thường xuyên. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề cao gấp 2 - 3 lần lao động nông nghiệp. Các làng nghề chủ yếu tập trung vào các nhóm nghề chế biến chè, chế biến nông lâm thủy sản, làng nghề mộc nhưng các làng nghề chưa phát huy vai trò liên kết các hộ làm nghề và chưa đủ tư cách pháp nhân để hỗ trợ hộ làm nghề trong việc vay vốn sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Trong bối cảnh đó, việc thành lập được các HTX trong làng nghề hoặc giao các HTX trên địa bàn có làng nghề thực hiện việc bao tiêu sản phẩm cho người làm nghề sẽ phát huy được hiệu quả kinh tế của làng nghề.
Tính đến nay, toàn tỉnh đã có một số làng nghề thành lập được HTX như: Làng nghề nón Sai Nga xã Sai Nga (huyện Cẩm Khê); Làng nghề chế biến nông lâm sản Ấm Hạ, xã Ấm Hạ (huyện Hạ Hòa); Làng nghề sản xuất và chế biến chè Phú Thịnh, xã Phú Hộ (thị xã Phú Thọ); Làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì; Làng nghề chè Chùa Tà xã Tiên Phú (huyện Phù Ninh)… Các HTX này đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của làng nghề. Trong đó chú trọng tới việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của làng nghề để nhiều người biết đến, đồng thời mở rộng liên kết với các cơ sở kinh doanh trong và ngoài tỉnh tạo thành mạng lưới tiêu thụ rộng rãi.
Chúng tôi đến làng nghề chè Chùa Tà ở xã Tiên Phú (huyện Phù Ninh) vào một ngày đầu thu. Theo quy luật chỉ còn khoảng một tháng nữa là chè bước vào giai đoạn ngủ đông. Do vậy, thời gian này người dân trồng chè đang khẩn trương thu hoạch những lứa chè cuối vụ để sao, sấy kịp giao cho các thương lái thu mua.
Theo người dân nơi đây, chè làng Chùa Tà được trồng từ những năm 1966. Với sự đầu tư, chăm sóc qua nhiều năm, đến nay nghề trồng và làm chè tại Chùa Tà đã dần phát triển và được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở địa phương. Làng hiện có 153 hộ dân thì hầu hết đều trồng chè với diện tích trên 20ha và có khoảng 80 hộ dân sản xuất chè khô. Các hộ trong làng cũng đã đầu tư mua chè cành giống mới như LDP1, LDP2, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên... về trồng thay thế diện tích chè trung du và thực hiện trồng, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap để tăng năng suất. Chính từ cây chè, hầu hết các hộ trồng chè ở đây đều vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Điều đáng nói ở đây là làng nghề chè Chùa Tà tuy được công nhận làng nghề từ những năm 2009 nhưng quy mô sản xuất của các hộ trong làng nghề vẫn còn nhỏ, manh mún, chưa tạo liên kết chặt chẽ, yếu kém về kỹ thuật công nghệ và không ổn định về thị trường tiêu thụ; việc liên kết theo chuỗi các khâu từ thiết kế mẫu mã, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế; hộ làm nghề khó tiếp cận với vốn vay, công nghệ và thị trường. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến việc sản xuất kinh doanh tại làng nghề chưa phát triển mạnh.
Trước thực trạng như vậy, lãnh đạo xã Tiên Phú đã tích cực tuyên truyền, vận động để thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp Tiên Phú hoạt động theo Luật HTX năm 2012 tại làng nghề chè Chùa Tà nhằm tạo sự liên kết, tăng sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Đồng thời khẳng định vai trò kết nối với thị trường, có tư cách pháp nhân xây dựng logo đưa sản phẩm chè Chùa Tà vào bày bán tại các siêu thị trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là nền tảng để làng nghè chè Chùa Tà được công nhận nhãn hiệu chứng nhận tập thể “Chè xanh Chùa Tà” năm 2015. Việc tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Chè xanh Chùa Tà” đã mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người trồng chè và là một trong những động lực để bà con Chùa Tà khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Ông Trương Đình Thân - Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tiên Phú cho biết: “Việc thành lập HTX là muốn tạo thuận lợi cho bà con xã viên trong phương thức làm ăn tập thể. Ngoài việc để bà con hiểu nhau, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, bên cạnh đó còn tập trung đầu ra cho sản phẩm, vừa không bị thương lái ép giá như bán riêng lẻ trước đây”.
Hay làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết, xã Hùng Lô (thành phố Việt Trì) được UBND tỉnh công nhận làng nghề từ năm 2004 nhưng đầu ra sản phẩm của làng nghề thường bấp bênh, giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định dẫn đến thu nhập của người làm nghề không cao. Năm 2016, HTX Mỳ gạo Hùng Lô được thành lập đã có tư cách pháp nhân đứng ra bao tiêu sản phẩm và xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa nên các hộ sản xuất và người tiêu dùng đều yên tâm. Mỗi tháng HTX sản xuất chế biến được hơn 30 tấn mỳ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, doanh thu đạt khoảng 2,5 tỷ/năm, tạo việc làm ổn định cho khá nhiều lao động tại địa phương.
Mỳ gạo Hùng Lô được bày bán tại Hội chợ Hùng Vương năm 2017
Theo ông Nguyễn Văn Giang - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh: “Làng nghề mang nét văn hóa đặc trưng từng vùng miền nhưng lại không được coi là tổ chức kinh tế vì không có tư cách pháp nhân cho nên các cấp, các ngành cần tích cực tuyên truyền để các hộ trong làng nghề hiểu rõ được quyền lợi sẽ được hưởng khi thành lập HTX. Đặc biệt tại Nghị quyết 01 của HĐND tỉnh khóa XVIII, kỳ họp thứ Hai ban hành tháng 7/2016 về cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã nêu rõ quan điểm hỗ trợ của tỉnh cho các đối tượng là “HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình sản xuất hàng hóa có quy mô lớn tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ…”. Do vậy, để được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của tỉnh và hàng hóa sản xuất ra được khẳng định thương hiệu, đầu ra ổn định thì các làng nghề nên thành lập HTX”.
Thực tế chứng minh, trong việc duy trì và phát triển làng nghề thì một hộ riêng lẻ không tạo ra sức mạnh cạnh tranh mà phải gắn làng nghề với phát triển HTX. Do vậy, để làng nghề phát triển một cách bền vững cần phải củng cố, xây dựng HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Cùng với đó, các cấp, các ngành cần quan tâm giải quyết vấn đề về đất đai, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, vận dụng các chính sách về vốn và xây dựng thương hiệu, bảo đảm đầu vào và đầu ra tiêu thụ sản phẩm ổn định để làng nghề phát triển hiệu quả.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ