Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 04/03/2015
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nắm bắt và kiểm soát các công nghệ biến đổi gen hữu ích



"Nước ta là một nước nông nghiệp, nhưng ngô và đậu tương dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi lại chủ yếu phải nhập khẩu, trong đó phần lớn là sản phẩm biến đổi gen. Cử tri không thể không băn khoăn, lo lắng trước hiện tượng trên. Xin Thủ tướng cho biết chủ trương và giải pháp của Chính phủ trong việc nhập khẩu và sử dụng sản phẩm biến đổi gen, giải pháp hạn chế nhập khẩu nông sản?". Đây là nội dung chất vấn được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long, ông Phạm Tất Thắng gửi đến Thủ tướng Chính phủ. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký thay Thủ tướng văn bản trả lời chất vấn này.

 


Văn bản trả lời chất vấn nêu rõ, cây trồng biến đổi gen được tạo ra nhờ công nghệ sinh học để tăng khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu thuốc trừ cỏ và tăng hàm lượng dưỡng chất. Theo tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), diện tích cây trồng biến đổi gen tăng hơn 100 lần, từ 1,7 triệu ha vào năm 1996 lên trên 175 triệu ha vào năm 2013. Đây là công nghệ được áp dụng nhanh nhất trong lịch sử nông nghiệp.


Hiện nay, có 27 nước trồng cây trồng biến đổi gen, 63 nước cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; 354 sự kiện biến đổi gen đã được thương mại hoá, trên 20 loại cây trồng biến đổi gen đã được cấp phép canh tác ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có ba loại cây trồng chính là đậu tương, ngô và bông.


Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, trên thế giới hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ cây trồng biến đổi gen gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học. 


Quản lý an toàn sinh học đối với cây trồng và sản phẩm biến đổi gen luôn được các nước quan tâm đặc biệt và chỉ các cây trồng biến đổi gen, sản phẩm của cây trồng biến đổi gen đảm bảo an toàn đối với môi trường và sức khỏe người, động vật mới được cấp phép trồng hoặc sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. 


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Codex)... đã ban hành các quy trình đánh giá và quản lý an toàn thực phẩm biến đổi gen.Nguyên tắc cơ bản là không cấm việc lưu thông sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên các sản phẩm lưu thông phải bảo đảm các tiêu chuẩn cao về kiểm soát và an toàn. Việc quy định về ghi nhãn sản phẩm biến đổi gen khác nhau giữa các quốc gia, Hoa Kỳ và Canada chủ trương không phân biệt thực phẩm biến đổi gen, không ủng hộ việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen. 


Trong khi đó, nhiều nước châu Âu, châu Á lại quy định phải ghi nhãn để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, và đến nay có hơn 40 nước đã áp dụng quy định này.


Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất coi trọng và chỉ đạo đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. 


Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020” và “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”, trong đó quy định rõ nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ gen để tạo ra các giống cây trồng mới, cây trồng biến đổi gen có các đặc tính nông học ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường. 


Thủ tướng đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học, đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen để thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư An toàn sinh học (UNCED). 


Đến nay, khung pháp lý về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen đã cơ bản hoàn thiện. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với cây trồng và sản phẩm biến đổi gen được phân công cụ thể cho 3 bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường.


Sau khi nêu cụ thể nhiệm vụ của từng bộ, văn bản trả lời chất vấn cũng cho biết, đến nay Việt Nam đã cấp giấy xác nhận cho 4 sự kiện ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho 3 sự kiện ngô biến đổi gen; đang xem xét thẩm định 11 sự kiện ngô và đậu tương biến đổi gen và 2 sự kiện ngô biến đổi gen.


Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, thận trọng và tăng cường năng lực khoa học công nghệ để nắm bắt và kiểm soát các công nghệ biến đổi gen hữu ích, bảo đảm an toàn sinh học, hạn chế dần sự phụ thuộc vào sản phẩm và công nghệ nước ngoài, Thủ tướng cho biết thêm.


Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cũng được nêu tại văn bản. Như, tập trung nâng cao tiềm lực khoa học quốc gia về lĩnh vực công nghệ sinh học để các tổ chức khoa học và các nhà khoa học Việt Nam làm chủ được công nghệ và tự chọn tạo được giống cây trồng biến đổi gen của Việt Nam. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đánh giá và quản lý, giám sát an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen.


Đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020, đưa diện tích trồng các giống cây mới tạo ra bằng kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%, trong đó diện tích gieo trồng cây biến đổi gen chiếm 30 - 50%, tập trung cho 3 loại cây bông, ngô và đậu tương.


Tiếp đó là đầu tư tạo giống cây trồng biến đổi gen mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho nông dân. Xem xét cấp phép khảo nghiệm, xác nhận thực vật biến đổi gen và chứng nhận an toàn sinh học đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.


Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ, đào tạo, liên kết sản xuất với các nước, nhất là các nước có nền công nghệ sinh học hiện đại, tăng cường quản lý nhà nước về an toàn sinh học. Xây dựng, thực hiện cơ chế giám sát đối với tổ hợp có biến đổi gen và quản lý rủi ro sau cấp phép; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về cây trồng, sản phẩm biến đổi gen cũng là nhiệm vụ được nêu tại văn bản trả lời chất vấn của Thủ tướng.
 

Lượt xem: 363



BÀI VIẾT KHÁC
Thông cáo báo chí Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025
Thông cáo báo chí Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 do UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức nhằm tri ân công đức Tổ tiên, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Đây cũng là dịp giáo dục sâu sắc ý thức dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", ......

Ngày 17/03/2025
Đề xuất miễn giảm thuế để thu hút công nghệ chiến lược
Đề xuất miễn giảm thuế để thu hút công nghệ chiến lược

Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất hàng loạt ưu đãi thuế hấp dẫn dành cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ chiến lược vào Việt Nam.

Ngày 14/03/2025
Tập trung triển khai tốt các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025
Tập trung triển khai tốt các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025

Ngày 13/3/2025, đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 chủ trì hội nghị nghe các thành viên Ban tổ chức báo cáo công tác chuẩn bị, triển khai các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Ngày 13/03/2025
'Hậu kiểm với hàng hóa rủi ro thấp để giảm thủ tục hành chính'
'Hậu kiểm với hàng hóa rủi ro thấp để giảm thủ tục hành chính'

Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất hàng hóa nhập khẩu có mức độ rủi ro trung bình, thấp sẽ áp dụng biện pháp quản lý sau thông quan hoặc cho phép tự công bố hợp quy (hậu kiểm).

Ngày 12/03/2025
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tận dụng cơ hội từ Nghị quyết số 57-NQ/TW để bứt phá
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tận dụng cơ hội từ Nghị quyết số 57-NQ/TW để bứt phá

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang đứng trước cả thách thức lẫn cơ hội để bứt phá. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngày 10/03/2025
Phú Thọ: Nỗ lực cải thiện chỉ số hoạt động chính quyền số của tỉnh
Phú Thọ: Nỗ lực cải thiện chỉ số hoạt động chính quyền số của tỉnh

PhuthoPortal - Theo báo cáo Chỉ số đánh giá chuyển đổi số các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số thành phần đánh giá về hoạt động chính quyền số của tỉnh Phú Thọ xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố (tăng 18 bậc so với năm 2022). Đây là kết quả khẳng định sự quyết tâm mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở nhằm đổi mới căn bản, toàn diện ......

Ngày 28/02/2025
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0