Ngày 15/11/2016 tại TP.HCM, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo và Triển lãm Thương mại hóa công nghệ. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng và hơn 200 đại biểu đến từ các sở KH&CN, trường đại học, viện nghiên cứu và hơn 30 doanh nghiệp tham gia triển lãm.
Hội thảo và Triển lãm Thương mại hóa công nghệ được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách chia sẻ, trao đổi, thảo luận những bài học chính sách, kinh nghiệm quốc tế về thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có những thành công. Đây cũng là dịp để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và cải tiến công nghệ theo chuỗi giá trị đến sản phẩm cuối cùng cung cấp tới thị trường tiêu dùng của xã hội.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, hiện tại tỷ lệ thương mại hóa thành công của những kết quả nghiên cứu trong nước vẫn chưa cao. Trong khi đó, từ năm 2000, mỗi năm nhà nước bỏ ra từ 2,5 - 3 tỷ USD để nhập khẩu thiết bị, công nghệ. Gần 65% giá trị nhập khẩu thiết bị, công nghệ có nguồn gốc từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo. Đối tượng nhập khẩu chủ yếu là những DN vừa và nhỏ. Vấn đề đặt ra là có những thiết bị, công nghệ nhập khẩu này có thể chế tạo được ở trong nước. Hiện tại, nước ta đang có nguồn tài sản trí tuệ rất lớn là tập hợp của rất nhiều các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, luận văn tiến sỹ, các sáng chế, giải pháp hữu ích, cải tiến kỹ thuật. Việc hỗ trợ khai thác hiệu quả những nguồn kết quả nghiên cứu, sáng chế này phục vụ cho phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước là đặc biệt quan trọng.
Tại Hội thảo, một số chuyên gia cho rằng, sở dĩ những kết quả nghiên cứu của Viêt Nam ít được thương mại hóa là do hàm lượng chất xám ít, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, không được truyền thông đến các doanh nghiệp. Những nghiên cứu thường dừng ở mức chức năng, không đạt được tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, kinh phí nghiên cứu thường không đủ để hoàn thiện tới sản phẩm thương mại. Vì vậy, theo các chuyên gia, cần phải tăng cường truyền thông các kết quả nghiên cứu đến từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc đầu tư phải theo hai hướng rõ ràng cơ bản và ứng dụng, xây dựng chương trình nghiên cứu cụ thể với các trường,…
Theo ông Masakazu Natio, chuyên gia từ JICA, Nhật Bản có nhiều chính sách hỗ trợ thương mại hóa được đưa vào Luật Cơ bản KH&CN 5 năm một lần; khu vực tư nhân được hỗ trợ toàn cầu hóa và nội địa hóa từ nghiên cứu đến bán hàng. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu cũng được nhiều nước như Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Hàn Quốc chú trọng phát triển. Chứng minh cho điều này là Thung lũng Silicon, Thành phố khoa học Daedok (Hàn Quốc), thủ đô công nghệ Bangalore (Ấn Độ),… Đây là những bài học thành công về thương mại hóa công nghệ cho Việt Nam nghiên cứu, học hỏi.
Cùng với các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường công nghệ trong nước, thời gian qua Bộ KH&CN đã quan tâm, đầu tư và tạo ra bước chuyển biến nhất định trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ của Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2014, Bộ KH&CN giao cho Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN làm đầu mối mời và hỗ trợ một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Triển lãm thiết bị công nghiệp SuwaMesse tại Nhật Bản với mục đích hợp tác, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm. Ngoài các hoạt động xúc tiến hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ của Bộ KH&CN, các bộ ngành khác cũng có những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia các triển lãm quốc tế lớn về các lĩnh vực ở nhiều nơi trên thế giới.
Bên cạnh 2000 nhiệm vụ KH&CN, 20.000 kết quả nghiên cứu, sáng chế mỗi năm, khối trường đại học đóng góp vào kho kết quả nghiên cứu khoảng 16.000 kết quả. Ngoài ra, những giải pháp, sáng chế, nhiều kết quả nghiên cứu từ các nhóm đơn lẻ, cá nhân có tiềm năng ứng dụng lớn vào thực tiễn.
Trong những năm qua, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển thị trường KH&CN được triển khai nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển KT - XH. Đặc biệt là các vấn đề giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các kết quả NCKH và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, định giá các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ,… Tính đến hết năm 2015, cả nước có khoảng 2.800 doanh nghiệp KH&CN, trong đó 204 DN được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN, 23 DN công nghệ cao, 400 DN đang hoạt động tại các khu công nghệ cao. Cả nước hiện có 8 sàn giao dịch công nghệ, 63 trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ, 43 vườn ươm công nghệ và DN KH&CN. Các sự kiện chợ công nghệ, thiết bị (Techmart), kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo), ngày hội khởi nghiệp công nghệ cũng đã tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN trong nước.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, thông qua các sàn giao dịch công nghệ, có khoảng 500 hợp đồng và biên bản ghi nhớ được ký kết và thực hiện với giá trị khoảng 600 tỷ đồng. Qua các kỳ Techmart và Techdemo, hơn 2.000 hợp đồng và biên bản được ghi nhớ và ký kết với tổng giá trị giao dịch hơn 3.400 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch công nghệ giai đoạn 2011 - 2015 đạt hơn 13.700 tỷ đồng, tăng 3 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. Ở các địa phương, một số sàn giao dịch công nghệ hoạt động khá hiệu quả như tại Tp.HCM, Hải Phòng, Bắc Giang,…
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028