Chiều 16/02/2017, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức Christian Berger và đại diện thường trực Bộ Môi trường Liên bang tại Đại sứ quán Đức.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tiếp Đại sứ CHLB Đức
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cảm ơn Đại sứ Christian Berger đã dành thời gian làm việc với Bộ KH&CN. Thay mặt Lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh chào mừng Ngài Đại sứ Christian Berger sang nhận nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn trong nhiệm kỳ của mình, ngài Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển, trong đó có sự hỗ trợ và vun đắp cho hoạt động hợp tác KH&CN giữa hai Bên ngày càng hiệu quả hơn.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vui mừng nhận thấy, trong những năm qua tình hình hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và CHLB Đức đã có bước phát triển đáng ghi nhận.Từ các hoạt động hợp tác chủ yếu là nhận sự hỗ trợ của phía CHLB Đức thông qua các chương trình đạo tạo và nâng cao trình độ cho các cán bộ nghiên cứu của Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) và các Quỹ nghiên cứu khác. Đến nay, các hoạt động hợp tác giữa hai nước đều đã xuất phát từ nhu cầu thực tế, tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết của cuộc sống và đều có sự đóng góp tích cực của cả hai Bên.
Sau Tuyên bố chung Hà Nội năm 2011 hai nước đã thực sự là đối tác chiến lược. Và Hiệp định giữa hai Chính phủ về hợp tác KH&CN đã được ký kết và mở ra một trang mới, đánh dấu một cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong thời gian tới.
Sau 20 năm hợp tác, kể từ khi Nghị định thư hợp tác đầu tiên giữa hai Bộ được ký kết tháng 3/1997, hai bên đã có nhiều hoạt động trao đổi thường xuyên và cụ thể hóa thông qua 5 lần họp Tổ công tác liên Bộ được tổ chức tại Việt Nam và Đức. Tập trung vào các chủ đề chính như: quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; công nghệ sinh học; hợp tác nghiên cứu đổi mới công nghệ; y tế và phát triển đô thị bền vững.
Đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây là thế mạnh của CHLB Đức, Việt Nam đánh giá rất cao, đặc biệt là đề xuất và hợp tác chung gần đây giải quyết được những vấn đề cấp thiết và có tác động rất lớn đối với Việt Nam. Từ năm 2011, trong khuôn khổ Chương trình khung Nghiên cứu vì sự phát triển bền vững của Đức, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức (BMBF) đã triển khai Chương trình hợp tác nghiên cứu “Quan hệ đối tác quốc tế cho công nghệ và dịch vụ bền vững để bảo vệ khí hậu và môi trường” (CLIENT), trong đó Việt Nam là một trong các nước ưu tiên hợp tác. Các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu chung đã được mở rộng sang lĩnh vực bảo vệ khí hậu và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các đề tài, dự án có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn và có tiềm năng áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, góp phần giải quyết những vấn đề thực sự cấp bách đối với Việt Nam như giảm ùn tắc giao thông đô thị, cung cấp nước sạch cho vùng cao, tiếp thu công nghệ xử lý môi trường nước, công nghệ khai thác mỏ, ứng phó với nạn hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ mực nước ngầm, công nghệ tưới nước tiên tiến tiết kiệm nước, ...
Hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức trong lĩnh vực công nghệ sinh học chủ yếu tập trung vào việc trao đổi đoàn và đào tạo tiến sĩ, trong đó Bộ KH&CN tài trợ cho các nhà khoa học Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiên cứu trong nước, đồng thời Bộ BMBF tài trợ học bổng cho các nghiên cứu sinh Việt Nam sang Đức. Trong khuôn khổ Chương trình khung về “Kinh tế sinh học” của Bộ BMBF, hai Bộ đã phối hợp triển khai chương trình hợp tác nghiên cứu chung về công nghệ sinh học trong nông nghiệp và y tế. Các đề tài, dự án có sự tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học và giới doanh nghiệp hai nước, do vậy ngoài việc đóng góp vào đào tạo nhân lực chất lượng cao, các đề tài hợp tác đều có định hướng ứng dụng và có tiềm năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Về hợp tác nghiên cứu trong đổi mới công nghệ, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã đánh giá cao sự hợp tác với Bộ Kinh tế Năng lượng của CHLB Đức trong việc đưa các công nghệ hiện đại, sẵn có của CHLB Đức nhằm đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam rất thiết thực. Chương trình hợp tác này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như từ các địa phương của Việt Nam.
Trong lĩnh vực y tế và phát triển đô thị bền vững, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng đây là những chương trình thiết thực đối với Việt Nam. Hiện nay, Bộ KH&CN đã nhận được rất nhiều đề xuất nhiệm vụ. Điều đó chứng tỏ rằng nhu cầu hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới là rất tiềm năng.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, Hiệp định về hợp tác KH&CN đã được phê chuẩn, để triển khai Hiệp định, hai Bên sẽ cần phải trao đổi để xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể. Hai Bên sẽ sớm phối hợp để thúc đẩy kế hoạch này trên tinh thần kế thừa những lĩnh vực có lợi thế và tính cấp thiết đối với cả hai Bên.
Bộ trưởng mong muốn Đại sứ Christian Berger luôn hỗ trợ, quan tâm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là đối với các lĩnh vực mà hai Bên đã thực hiện thành công. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng thông tin tới Đại sứ Christian Berger về việc, mới đây, trong chỉ đạo chung của Chính phủ Việt Nam đang tăng cường làm sao nhanh nhất đẩy mạnh phát triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nên những loại hình như hỗ trợ đổi mới công nghệ và một số hành lang khác rất quan trọng. Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới dù ở trình độ rất khác nhau đều nhận thấy xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo đó, Hai Bên sẽ tiếp tục bàn bạc và đưa vào cụ thể hóa trong chương trình hợp tác.
Kết thúc buổi làm việc, Đại sứ Christian Berger một lần nữa trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã dành thời gian cho đoàn. Đại sứ cũng nhấn mạnh, việc phê duyệt Hiệp định hợp tác về KH&CN sẽ là một cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động hợp tác KH&CN giữa hai nước. Nội dung hợp tác đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực. Các hoạt động hợp tác trong 20 năm qua đã đi vào chiều sâu, hướng tới tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề cấp thiết của Việt Nam. Các đề tài, dự án ngày càng được hai Bộ tài trợ với quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều viện nghiên cứu, nhiều trường đại học và các doanh nghiệp hai nước.
Đại sứ Christian Berger cũng đã trình bày với Bộ trưởng một số nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề khôi phục môi trường sông Mê Kông, vấn đề phát triển đô thị bền vững… Đại sứ Christian Berger khẳng định, trong nhiệm kỳ của mình tại Việt Nam, sẽ nỗ lực để thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đức và Việt Nam, đặc biệt hai Bên sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác KH&CN ngày một phát triển.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028