Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 29/09/2015
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Chuyển giao công nghệ cho Doanh nghiệp: Nhà khoa học luôn phải có “vốn”


 Nhà khoa học luôn phải có “vốn” sẵn hoặc gần như sẵn để khi doanh nghiệp (DN) đặt ra bài toán là phải có lời giải ngay. Khi DN đã có nhu cầu, có nghĩa là nhu cầu đã rất cấp thiết và không thể chờ đợi. 


"Chúng tôi cũng hy vọng bản thân các nhà khoa học cũng hiểu rõ hơn về nhu cầu của các DN, để từ đó có thêm những định hướng nghiên cứu phù hợp với nhu cầu thực tiễn”, PGS.TS Vũ Thị Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Hoá học Công nghiệp Việt Nam, một trong những đơn vị tham gia Techmart 2015 chia sẻ.


PGS. TS. Vũ Thị Thu Hà giao lưu với bạn đọc báo Hà Nội Mới

Techmart Quốc tế 2015 được kỳ vọng sẽ có những bước đột phá về đẩy mạnh phát triển thị trường KH&CN. Tham gia Techmart năm nay, bà kỳ vọng điều gì nhất khi giới thiệu sản phẩm của mình?

PGS.TS Vũ Thị Thu Hà: Chúng tôi hy vọng mở ra được nhiều kết nối mới với các DN, không phải chỉ trong khuôn khổ các sản phẩm KH&CN chào bán năm nay.

Nói một cách cụ thể hơn, thông qua Hội chợ này, chúng tôi hy vọng các DN sẽ hiểu rõ hơn về năng lực nghiên cứu triển khai của Viện, từ đó, Viện có thể nhận được nhiều yêu cầu hoặc đặt hàng hơn của các DN. Chúng tôi cũng hy vọng bản thân các nhà khoa học cũng hiểu rõ hơn về nhu cầu của các DN, để từ đó có thêm những định hướng nghiên cứu phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Để có được sản phẩm tham gia Techmart Quốc tế 2015, cá nhân bà đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ nào từ phía các cơ quan chức năng như: Bộ KH&CN, đơn vị mình công tác,...?

Phần lớn các sản phẩm KHCN mà chúng tôi chào bán tại Techmart đều là sản phẩm KHCN của các đề tài, dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước do các cơ quan quản lý KHCN cấp.

Chẳng hạn, công nghệ chuyển hoá sinh khối thành dung môi sinh học và các sản phẩm có giá trị khác đang được một DN khởi nghiệp của Pháp đón nhận và ươm tạo để tiến tới triển khai công nghiệp ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Đây là công nghệ đã được đăng ký bản quyền ở Mỹ, Châu Âu, Brazil và Việt Nam, là kết quả của những quan tâm của chúng tôi trong hàng chục năm qua với rất nhiều đề tài nghiên cứu KH&CN.

Những kết quả nghiên cứu liên quan đến công nghệ do DN đặt hàng, sử dụng kinh phí của DN sẽ thuộc sở hữu của DN nên thường không chào bán tại Hội chợ mà được ứng dụng trực tiếp tại DN đó.

DN thường được khuyến khích đặt hàng với nhà khoa học. Tuy nhiên, về phía mình, nhà khoa học đã/ phải làm gì để đến với DN thay vì ngồi chờ DN, thưa bà ?

Chúng tôi đã tiếp cận theo 3 cách:

Một là, nắm bắt các xu hướng phát triển mới trên thế giới và ở Việt Nam, chủ động nghiên cứu, giới thiệu kết quả thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, trên website của Viện, thông qua cộng đồng khoa học và sẵn sàng chờ DN có nhu cầu đến để kết nối.

Hai là, chủ động tìm hiểu nhu cầu và tiềm năng phát triển của DN, chủ động nghiên cứu và khi đã có kết quả đủ “chín”, sẽ gặp gỡ DN để trao đổi về khả năng hợp tác, triển khai.

Ba là, tham gia các buổi giao lưu, kết nối hẹp (trong khuôn khổ một DN cụ thể nào đó) được tổ chức bởi các cơ quan quản lý Nhà nước, chẳng hạn như Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ... Tại những buổi làm việc như vậy, chúng tôi giới thiệu những năng lực của mình và DN trình bày những bài toán của DN. Nếu hai bên cùng có điểm chung, những thoả thuận về thử nghiệm công nghệ hoặc áp dụng giải pháp KH&CN để nâng cao năng suất, chất lượng, cải tiến quy trình sẽ lập tức được ký kết và triển khai. Những dịp gặp gỡ như vậy không nhiều nhưng tôi đánh giá là đó là những chiếc cầu nối rất hiệu quả.

Xác suất thành công của cả 3 cách tiếp cận này là tương đương nhau. Cả 3 cách tiếp cận đều cần đến cầu nối, đặc biệt là từ phía các nhà quản lý. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cần chủ động tạo ra sản phẩm nghiên cứu của mình trước, dù có thể chưa thực sự hoàn thiện.

Cũng giống như các năm trước, chúng tôi không hề gặp vướng mắc gì mà được tạo mọi điều kiện trong quá trình đăng ký tham dự Techmart. Các cán bộ, chuyên viên trong Ban tổ chức của Techmart làm việc rất chuyên nghiệp, tận tình. Đây thực sự là một chiếc cầu nối hiệu quả kết nối giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà DN và xã hội.

Là đại diện nhà khoa học, Bà có thể chia sẻ kinh nghiệm trong lựa chọn đối tác để chuyển giao công nghệ thành công? 

Chúng tôi phát triển đồng thời nhiều phương thức nghiên cứu KHCN:

Một là, nghiên cứu phát triển công nghệ mới, có bản quyền.

Hai là, nghiên cứu làm chủ công nghệ tiên tiến để sẵn sàng tư vấn nhập công nghệ có hiệu quả.

Ba là, nghiên cứu cải tiến công nghệ sẵn có: nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. 

Bốn là, nghiên cứu sản phẩm mới và tự tổ chức sản xuất, kinh doanh. 

Vì vậy, các đối tác của chúng tôi rất đa dạng:

Có đối tác mua quyền khai thác sáng chế và ký thoả thuận hợp tác nghiên cứu cùng chúng tôi ươm tạo công nghệ có bản quyền. Có đối tác hợp đồng để chúng tôi hỗ trợ họ trong quá trình làm chủ công nghệ tiên tiến nhập khẩu, vì chúng tôi là cơ quan duy nhất ở Việt Nam đã nghiên cứu về vấn đề đó từ hàng chục năm nay. Có đối tác cần sự hỗ trợ của chúng tôi trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, cải tiến hệ thống thiết bị và công nghệ để giảm chi phí nguyên liệu và chi phí sản xuất. Điều này giúp DN tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Có đối tác sẵn sàng tham gia thử nghiệm sản phẩm của chúng tôi ở quy mô lớn với hy vọng khi đưa vào ứng dụng sẽ góp phần tiết kiệm cho DN hàng chục tỷ đồng. Có những sản phẩm triển khai sản xuất tại xưởng thực nghiệm của Viện mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, trong tất cả các hình thức này, nhà khoa học luôn phải có “vốn” sẵn hoặc gần như sẵn để khi DN đặt ra bài toán là phải có lời giải ngay (trừ hình thức đầu tiên). Khi DN đã có nhu cầu, có nghĩa là nhu cầu đã rất cấp thiết và không thể chờ đợi. Vì vậy, chúng tôi thường phải đón trước nhu cầu thực tiễn và nghiên cứu bằng kinh phí ngân sách hoặc tự đầu tư nghiên cứu. Để có thể thực hiện hiệu quả, cần có nguồn nhân lực sáng tạo, năng động cùng với nguồn vật lực vững mạnh.

Viện Hoá học Công nghiệp Việt Nam, nơi bà công tác đã có những chuẩn bị gì để đối mặt với các thách thức khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế trong thời gian sắp tới, đặc biệt là khi nước ta trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ?

Chúng tôi sẽ phát triển đồng thời cả 2 hướng:

Một là, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng mà sản phẩm là các công trình công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trên thế giới nhằm nâng cao năng lực, vị thế của nhà khoa học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Hai là, nghiên cứu ứng dụng hướng tới công nghệ phục vụ sự phát triển bền vững, các công nghệ mà ở đó hàm lượng chất xám chiếm tỷ trọng lớn và các công nghệ có bản quyền.

Xin cảm ơn bà!


Viện Hoá học công nghiệp Việt Nam, có bề dày 60 năm hoạt động và triển khai khoa học, công nghệ (KHCN), là viện nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, hoạt động theo cơ chế 115: tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Doanh thu khoảng 200 tỷ đồng, trong đó 30% đến từ các hoạt động KHCN, 70% đến từ các hoạt động triển khai công nghệ, sản xuất và dịch vụ.


 

Lượt xem: 103



BÀI VIẾT KHÁC
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.

Ngày 21/01/2024
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.

Ngày 21/01/2024
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/07/2023
test
test

Ngày 13/07/2020
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0