Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 16/08/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

“Cầu nối” để thanh niên khởi nghiệp


 

09-1534380233Với sự giúp sức bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, Công ty TNHH sản xuất thương mại Trường Foods của ĐVTN Nguyễn Văn Trường, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho nhiều ĐVTN lao động tại địa phương.

-Thanh niên trong độ tuổi từ 16-30 toàn tỉnh có trên 270.000 người, chiếm khoảng 23,6% dân số và 48% lực lượng lao động. Những năm qua, phong trào “lập thân, lập nghiệp”, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng của tuổi trẻ Đất Tổ đã được triển khai hiệu quả từ sự tiếp sức của Ngân hàng CSXH. Từ nguồn vốn này, thông qua tổ chức Đoàn, nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, chủ trang trại trẻ, nhiều tấm gương thanh niên làm giàu, đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã xuất hiện, tạo hiệu ứng và sự lan tỏa trong xã hội.

 

Đồng hành cùng thanh niên

 

Mô hình chế biến chè xuất khẩu của thanh niên Lê Thị Hồng Phương, ở xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba là ví dụ tiêu biểu cho phong trào thanh niên khởi nghiệp có hiệu quả cao từ nguồn tín dụng ưu đãi. Xuất thân trong gia đình nông thôn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trong suốt 4 năm học Trường Đại học Mỏ địa chất, chị Phương đã trải qua đủ nghề để có tiền trang trải cuộc sống. Ra trường cơ duyên dẫn Phương đến với cây chè chính là việc chị “đầu quân” về Công ty chè Hiệp Thành (Hà Nội) và gắn bó với nơi này 5 năm. Trong quá trình làm việc, chị học hỏi được kỹ thuật chế biến, sản xuất chè xanh, chè đen. Với vốn kiến thức, kinh nghiệm tích lũy, Phương nhen nhóm xây dựng ý tưởng, kế hoạch khởi nghiệp cho riêng mình nhưng khó khăn lớn nhất với chị là vốn. Thông qua tổ chức Đoàn, chị được vay 215 triệu đồng từ nguồn vốn 120 để thực hiện Dự án “Duy trì và mở rộng việc làm ở Công ty TNHH phát triển trà UT”. 

 

Cùng với tích lũy vốn, chị hoàn thiện mọi thủ tục để thành lập Công ty TNHH phát triển trà UT, địa điểm đặt tại Hà Nội. Sau hơn 1 năm tìm nguồn hàng và thị trường, chị chuyển công ty về xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba, tạo việc làm ổn định cho 15 công nhân có thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, sản phẩm của Công ty TNHH phát triển trà UT đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và các nước Đông Nam Á, mỗi năm doanh thu trên 1 tỷ đồng. Thời gian tới, chị dự định mở thêm cơ sở 2 chế biến chè tại xã Vân Lĩnh, tiêu thụ chè nguyên liệu cho nông dân và tạo thêm việc làm cho lao động trong vùng.

 

Cũng như chị Phương, dù tuổi còn trẻ nhưng đoàn viên Đinh Công Tuân, xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập đã là chủ trại nuôi hươu quy mô. Có được thành quả đó là nhờ quá trình kiên trì, tự học hỏi. Với số vốn ít ỏi từ gia đình hỗ trợ, anh được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH đầu tư mua 3 con hươu giống về nuôi. Anh đã đi nhiều nơi, tìm hiểu nhiều mô hình, học hỏi kinh nghiệm của những người đã thành công, rồi nghiên cứu tài liệu, tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi về phòng trừ bệnh cho hươu. Hiện tại, anh bắt tay vào đầu tư mô hình chăn nuôi theo hướng hiện đại, chuồng trại được đầu tư kiên cố, sạch sẽ, cộng với nguồn thức ăn dồi dào nên đàn hươu tăng trọng nhanh và sinh sản tốt. Trao đổi với chúng tôi, anh cho biết: “Không ít bạn trẻ khi bắt tay vào phát triển kinh tế đều không có vốn nên rất dễ nản lòng, buông xuôi. Do đó, nguồn vốn tín dụng chính sách dành cho thanh niên như lực đẩy giúp chúng tôi phát triển kinh tế”. 

 

Đồng hành, hỗ trợ cùng ĐVTN khởi nghiệp, các cấp bộ Đoàn đã phối hợp với Ngân hàng CSXH quản lý tốt vốn vay ủy thác từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (gọi tắt là nguồn vốn 120) do Trung ương Đoàn ủy quyền giúp ĐVTN dễ dàng tiếp cận và có điều kiện để phát triển kinh tế. Nguồn vốn nhận ủy thác được Đoàn các cấp quản lý và bình xét cho vay đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Việc triển khai thực hiện chương trình vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã tạo điều kiện cho ĐVTN mạnh dạn đầu tư có trọng tâm, không dàn trải, đạt hiệu quả nhanh. Đặc biệt, mục đích sử dụng nguồn vốn đã được mở rộng và đa dạng hơn như: Đầu tư chăn nuôi, trồng cây ăn quả, mở các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, khôi phục các ngành nghề truyền thống. Nhờ có nguồn vốn vay ủy thác mà ngày càng xuất hiện nhiều mô hình, các câu lạc bộ hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. 

 

Duy trì vai trò “bà đỡ”

 

Tính đến tháng 5-2018, các cấp bộ Đoàn đã hỗ trợ từ nguồn vốn vay ủy thác của Ngân hàng CSXH trên 669 tỷ đồng cho gần 23.000 hộ vay; nguồn vốn 120 với 3,2 tỷ đồng, hỗ trợ trên 80 dự án thanh niên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho trên 900 lao động trẻ ở nông thôn. Thông qua các nguồn vốn, đã có 122 HTX, 280 mô hình tổ hợp tác, CLB thanh niên phát triển kinh tế duy trì hoạt động; 320 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, thu hút trên 4.500 ĐVTN tham gia. Dư nợ ủy thác qua hệ thống tổ chức đoàn thanh niên tập trung vào các chương trình như: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, nước sạch - vệ sinh môi trường, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, học sinh - sinh viên... Tín dụng qua kênh tổ chức đoàn đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tất cả các huyện, thị đoàn đều tăng dư nợ ủy thác, có nhiều đơn vị tăng dư nợ trên 60 tỷ đồng; điển hình như các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Ba, trong đó, Yên Lập là huyện có tăng trưởng dư nợ cao nhất, đạt 83,9 tỷ đồng.  

 

Một cách làm hay ở Huyện đoàn Yên Lập là công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác được thực hiện theo quý, 6 tháng, 1 năm, kiểm tra lồng ghép với các nội dung, chương trình công tác đoàn định kỳ. Hàng quý, giao ban định kỳ, Huyện đoàn mời lãnh đạo Ngân hàng CSXH huyện cùng trao đổi, thống nhất tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, vì vậy công tác phối hợp triển khai sử dụng nguồn vốn ủy thác Ngân hàng CSXH được thực hiện tốt, nguồn vốn tín dụng ưu đãi thực sự hiệu quả. Hiện nay, với 70 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), dư nợ gần 84 tỷ đồng, nguồn vốn không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn tác động làm thay đổi nhận thức của ĐVTN, giúp họ tự vận động để thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.

 

Ông Nguyễn Thanh Tĩnh, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết: Đoàn thanh niên nhận quản lý nguồn vốn vay không chỉ sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích mà còn làm tốt công tác thu nợ, thu lãi từ các đối tượng do thanh niên quản lý, vì thế đã phát huy tốt nguồn vốn vay, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Trong 6 tháng đầu năm 2018, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Ngân hàng CSXH tiếp nhận, xét duyệt các dự án nhanh gọn, chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của đoàn viên thanh niên. Đã tiến hành giải ngân đến 4 dự án từ nguồn vốn thu hồi tại địa phương với tổng số tiền trên 450 triệu đồng, giải quyết cho 20 lao động trẻ trên địa bàn nông thôn có việc làm và thu nhập ổn định. Nhìn chung, từ nguồn vốn vay, các dự án của thanh niên đã tiếp tục phát triển và mang lại hiệu quả, tiêu biểu như: Dự án “Xây dựng phim trường mini Thảo Nguyên Hoa” của đoàn viên Nguyễn Thị Bích Hồng khu 11, xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng; dự án “Mở rộng cửa hàng và kho chứa hàng phục vụ kinh doanh hàng tạp hóa” của đoàn viên Nguyễn Văn Hoàng tại xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê... Các dự án đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho ĐVTN với thu nhập bình quân từ 3-3,5 triệu đồng/người/tháng. 

 

Đồng chí Phạm Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: Từ nguồn vốn vay đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả trong lực lượng thanh niên, từng bước cải thiện, nâng cao mức sống gia đình, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Hàng ngàn thanh niên, học sinh, sinh viên là con em gia đình hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn có cơ hội học tập, được đào tạo nghề và có cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định sau khi ra trường từ nguồn vốn ưu đãi của chương trình tín dụng HSSV. Với việc thành lập và duy trì 751 tổ TK&VV do Đoàn quản lý đã thể hiện rõ uy tín và vị thế của tổ chức đoàn trong chung tay, góp sức, đưa phong trào “lập thân, lập nghiệp” của tuổi trẻ Đất Tổ ngày càng phát triển.

Lượt xem: 140



BÀI VIẾT KHÁC
Khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018
Khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018

Ngày 2/10, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018 cho hơn 240 học viên là lãnh đạo, cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và cán bộ Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Ngày 04/10/2018
Tập huấn nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018
Tập huấn nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018

Ngày 3-10, Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh phối hợp với Trung tâm tư vấn, đào tạo Công nghiệp - Thương mại thuộc Viện nghiên cứu chiến lược chính sách, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018 cho lãnh đạo các xã, phường, thị trấn; cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số doanh nghiệp trên địa bàn.

Ngày 04/10/2018
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2018 được tổ chức ngày 21/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong thời gian tới, phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội.

Ngày 25/09/2018
Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ - hướng phát triển bền vững nông sản Việt
Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ - hướng phát triển bền vững nông sản Việt

Thực phẩm hữu cơ, an toàn đối với sức khỏe con người đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng, cùng với đó, việc ban hành tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam được coi là nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý nhằm giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện sản xuất, tiếp cận thị trường nông nghiệp hữu cơ trong và ngoài nước.

Ngày 24/09/2018
Khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân
Khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân

VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nghị WEF ASEAN 2018 - Chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ngày 19/09/2018
Trung thu 2018: Người tiêu dùng ngày càng thích đồ chơi trẻ em hợp chuẩn
Trung thu 2018: Người tiêu dùng ngày càng thích đồ chơi trẻ em hợp chuẩn

Khác với những dịp Tết trung thu trước đây, người tiêu dùng hiện đã có nhận thức rõ ràng hơn về việc lựa chọn những mặt hàng đồ chơi trẻ em đạt chuẩn cho con trẻ.

Ngày 17/09/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0