Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 15/04/2015
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

10 thành tựu nổi bật kể từ khi con người bay vào vũ trụ


Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ trong chuyến du hành lịch sử ngày 12/4/1961. Sau sự kiện này, cuộc đua chinh phục vũ trụ của nhân loại đã đạt được nhiều dấu mốc quan trọng

Người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ

valentina-tereshkova-431894-1371272481-5

Nữ phi hành gia Valentina Tereshkova là một trong ba phụ nữ Nga từng bay vào vũ trụ. Ảnh: historyofrussia.org.

Người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ trong lịch sử là Valentina Tereshkova, một nhà du hành vũ trụ của Liên Xô lúc bấy giờ. Ngày 16/6/1963, phi thuyền Vostok- 6 cùng Tereshkova rời Trái Đất và bay quanh quỹ đạo trong ba ngày.

Sergey Korolyov, giám đốc thiết kế tàu vũ trụ của Liên Xô, đưa ra ý tưởng tuyển dụng phi hành gia nữ và dự định đưa hai người trong sứ mệnh Vostok-5 và Vostok-6. Tuy nhiên, kế hoạch thay đổi với việc đưa một phi hành gia nam theo tàu Vostok-5. Người được lựa chọn sau đó là Tereshkova.

Sally Ride trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ trong sứ mệnh tàu con thoi STS-7 ngày 18/6/1983.

Người Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ

Chưa đầy một tháng sau khi Yuri Gagarin bay vào vũ trụ và mở đầu cho kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của nhân loại, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa phi hành gia Alan Shephard thực hiện sứ mệnh tương tự vào ngày 5/5/1961. Alan Shephard hoàn thành nhiệm vụ cùng con tàu Freedom 7.

Cùng Freedom 7, Shephard thực hiện chuyến bay chỉ kéo dài 15 phút. Phi thuyền đưa ông lên độ cao 185 km trước khi rơi xuống Đại Tây Dương, cách căn cứ phóng ở Cape Canaveral, bang Florida, khoảng 480 km.

Tàu con thoi

space-shuttle.jpg

Tàu con thoi Atlantis "đã nghỉ hưu" rời Trung tâm Vũ trụ Kenedy ở Cape Canaveral năm 2012. Ảnh: Reuters

Mỹ phóng tàu vũ trụ có thể tái sử dụng đầu tiên, hay tàu con thoi, ngày 12/4/1981, đúng 20 năm sau chuyến bay của Gagarin. Con tàu có khả năng mang tải trọng khác nhau đến quỹ đạo thấp của Trái Đất, vận chuyển các phi hành đoàn, sửa chữa vệ tinh hay cung cấp hàng hóa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Mỗi tàu con thoi có thể thực hiện 100 lần phóng hay hoạt động trong khoảng 10 năm.

Ngày 15/11/1988, Liên Xô phóng loại tàu vũ trụ có thể tái sử dụng đầu tiên, hay tàu con thoi không người Buran.

Tàu Soyuz

Soyuz là loạt tàu vũ trụ được thiết kế cho chương trình không gian của Liên Xô từ những năm 1960 và vẫn hoạt động cho đến nay. Tàu được phóng từ một tên lửa Soyuz, phương tiện phóng được sử dụng thường xuyên nhất và đáng tin cậy nhất trên thế giới hiện nay, từ căn cứ Baikonur ở Kazakhstan.

Tàu vũ tụ được dùng để vận chuyển phi hành gia lên ISS và trở về Trái Đất.

Trạm Vũ trụ Quốc tế

iss_1428911198.jpg

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhìn từ tàu con thoi Endeavour. Ảnh: Reuters

ISS là thành phần đầu tiên của vệ tinh nhân tạo có thể sinh sống được đặt trong quỹ đạo thấp của Trái Đất. Nó được phóng đi từ năm 1998 và hiện là cấu trúc nhân tạo lớn nhất trong quỹ đạo. ISS là một phòng thí nghiệm trong môi trường không gian, cho phép con người thực hiện các thí nghiệm sinh học, vật lý, thiên văn học và nhiều lĩnh vực khác, cũng như kiểm tra thiết bị tàu vũ trụ cho sứ mệnh lên Mặt Trăng và sao Hỏa.

ISS là tàu vũ trụ thứ 9 có thể sống được, sau Salyut, Almaz và Mir của Liên Xô và sau này là Nga, hay Skylab của Mỹ. Trạm vũ trụ có người ở liên tiếp 14 năm, kể từ hành trình của Expedition 1 tháng 1/2000.

Trạm vũ trụ đầu tiên

Liên Xô đi đầu trong cuộc đua xây dựng trạm vũ trụ đầu tiên có tên Salyut1, được phóng đi ngày 19/4/1971. Trạm có dạng nguyên khối và được một phi hành đoàn điều khiển. Nó có chiều dài 20 m và đường kính 4 m.

Chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên

Alexey Leonov trở thành người đầu tiên thực hiện bước đi bộ ngoài không gian ngày 18/3/1965. Ông rời tàu vũ trụ Voshhod 2 trong 12 phút và được kết nối bằng dây an toàn dài 5,35 m.

Cuối hành trình, trang phục của Leonov phồng lên khiến việc trở lại khoang tàu gần như không thể. Ông buộc phải giải phóng áp lực khí trong bộ đồ, ép người chui qua cánh cửa chỉ rộng một mét. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Leonov đã trải qua khóa huấn luyện kéo dài 18 tháng.

Đặt chân lên Mặt Trăng

Ngày 20/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 rời địa cầu để thực hiện cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên của con người. Hành trình khám phá của Neil Armstrong và Buzz Aldrin được coi là một trong những sứ mệnh lịch sử vĩ đại của thế giới.

Là người đầu tiên đặt chân lên một thiên thể ngoài không gian, phi hành gia Neil Armstrong từng có câu nói nổi tiếng: "Đây là bước chân nhỏ của một con người, nhưng là bước nhảy vọt của nhân loại".

Armstrong cùng Aldrin ở trên bề mặt Mặt Trăng khoảng hai tiếng rưỡi, thu thập các mẫu vật và chụp ảnh trước khi trở về Trái Đất.

13-1406019879-660x0.jpg

Trước khi quay trở về Trái Đất, Armstrong cùng Aldrin đã ghi lại bằng chứng đánh dấu sự hiện diện của con người trên Mặt Trăng bằng một lá cờ Mỹ. Ảnh: NASA

Thảm họa

Apollo 13 là sứ mệnh thứ 7 của chương trình không gian Apollo của Mỹ, và là kế hoạch thứ ba đặt chân lên Mặt Trăng. Phi thuyền được phóng đi ngày 11/4/1970 từ trung tâm không gian Kennedy, bang Florida. Tuy nhiên, cuộc đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng đã không thể thực hiện khi thùng chứa oxy phát nổ, làm tê liệt module điều khiển, thiếu nước và mất nhiệt trong cabin.

Ba phi hành gia James Lovell, John Swigert và Fred Haise sống sót bằng cách thoát khỏi module Mặt Trăng và quay về Trái Đất bằng phi thuyền chính.

Chuyến bay một mình dài nhất

Phi hành gia Valery Bykovsky là người lập kỷ lục có chuyến bay dài nhất trong quỹ đạo với thời gian 5 ngày, trong nhiệm vụ Vostok-5 năm 1963. Nhiều phi hành đoàn khác với số lượng thành viên lớn hơn một từng vượt qua giới hạn bay này, nhưng đây là thời gian dài nhất đối với chuyến bay một phi hành gia.

Bykovsky có chuyến bay song hành với Valentina Tereshkova. Hai phi thuyền bay hai quỹ đạo song song, ở một điểm cách nhau khoảng 5 km nhưng không gặp nhau.

Lượt xem: 163



BÀI VIẾT KHÁC
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Thẩm định thuyết minh dự án: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.

Ngày 21/01/2024
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025
Thẩm định thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.

Ngày 21/01/2024
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.

Ngày 10/10/2023
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tham gia Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028

Ngày 01/07/2023
test
test

Ngày 13/07/2020
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0