-
Phú Thọ được thiên nhiên ưu ái có thời tiết, khí hậu, địa hình thuận lợi, phù hợp để cây chè sinh trưởng và phát triển. Những năm qua, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển cây chè theo hướng bền vững, chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu chè Đất Tổ, góp phần đưa cây chè trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế.
-
Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ đơn thuần là hỗ trợ cho khởi nghiệp. Yếu tố “đổi mới sáng tạo” cần được coi trọng, bởi đây là một cách để tái cấu trúc và nâng cao hiệu suất nền kinh tế địa phương. Do đó, cần phải thay đổi tư duy lãnh đạo địa phương, đồng thời có sự tham gia của các bộ, ngành và các tổ chức cố vấn hỗ trợ cho địa phương.
-
Đổi mới công nghệ có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó được coi là yếu tố sống còn của doanh nghiệp vì đổi mới công nghệ sẽ làm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm nhân công… Nhờ đó, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệ
-
Mô hình tăng trưởng mới; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) là động lực chính; hạ tầng chất lượng quốc gia; việc đồng bộ các chính sách KH,CN&ĐMST; sự tham gia của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng; phát triển nguồn nhân lực là 6 quan điểm chính trong Dự thảo Đề án về giải pháp KH,CN&ĐMST nhằm nâng cao năng suất lao động Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng (TCĐLCL) đang xin ý kiến đóng góp hoàn thiện.
-
Sở hữu trí tuệ (SHTT) đồng hành và gắn kết chặt chẽ với hoạt động đổi mới sáng tạo của những chủ thể sáng tạo. SHTT làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
-
“Đội ngũ trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
-
Tại Việt Nam, quan điểm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMS)T trở thành động lực, nền tảng phát triển kinh tế - xã hội đất nước được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Với vai trò quan trọng của KH,CN&ĐMST đối với phát triển kinh tế - xã hội, việc tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động nhằm tôn vinh, ghi nhận thành tựu KH,CN&ĐMST, nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về KH,CN&ĐMST là rất cần thiết.
-
Tăng trưởng xanh hướng tới sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn và là giải pháp quan trọng để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài.
-
Năm 2023, sau khoảng thời gian phục hồi hậu đại dịch COVID-19, ngày 13/4/2023, TECHFEST quốc tế trở lại Hàn Quốc - một trong những quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ nhất trong khu vực châu Á và có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với hệ sinh thái của Việt Nam. Sự kiện cũng góp phần xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
-
Sáng ngày 14/4/2023, tại Trường Đại học Hùng Vương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương và Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức thành công Hội thảo tập huấn kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn về hoạt động sở hữu trí tuệ.
-
Cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tạo ra tài sản trí tuệ, đặc biệt là cho các nhóm chủ thể doanh nghiệp và nhóm sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm OCOP địa phương.
-
30 sản phẩm, giải pháp được sàng lọc bởi Ban giám khảo và nhận được nhiều bình chọn của độc giả tiếp tục bước vào vòng chung kết cuộc thi Sáng kiến Khoa học.
-
Để đạt được các chỉ tiêu về khoa học-công nghệ đề ra trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, rất cần sự chủ động, tích cực, nỗ lực của thanh niên và các tổ chức Đoàn trong truyền cảm hứng, tạo động lực cho thanh niên.
-
Sở hữu trí tuệ là công cụ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, là một trong các trụ cột quan trọng để mỗi quốc gia phát triển bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế và cũng là cơ hội để đón nhận các thành quả của CMCN 4.0.
-
Chiều 15/3/2023, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Hoàng Giang đã chủ trì tổ chức buổi làm việc với các Bộ: Công an, Tư pháp, Tài Chính về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
-
Thời gian qua, nhiều nhiệm vụ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ, triển khai; nhiều sản phẩm chủ lực địa phương sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, uy tín sản phẩm được nâng cao, giá trị sản phẩm gia tăng đáng kể trên thị trường trong nước và quốc tế.
-
Ngày 9/3/2023, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị SHTT toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về SHTT năm 2022, đưa ra những định hướng cho hoạt động SHTT năm 2023.
-
Bên cạnh hoạt động xác lập, bảo hộ tài sản trí tuệ, cần tăng cường triển khai các chính sách khuyến khích khai thác tài sản trí tuệ. Đây là một trong những giải pháp đột phá để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, biến tri thức thành của cải, vật chất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ngày 4/3/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng dự có Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các đ/c Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và
-
Việc áp dụng biện pháp dân sự để xử lý các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ thuận lợi hơn khi có tòa chuyên trách - một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.