Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 20/03/2020
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

HỘI THẢO HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO KHU VỰC TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC - KẾ HOẠCH 2020


Ngày 12/12/2019, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN thuộc Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Văn phòng đề án 844 – Bộ KH&CN tổ chức hội thảo “Hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST khu vực trung du miền núi phía Bắc – kế hoạch 2020” tại Hội trường nhà hàng budapest - phường Vân Phú - TP.Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Hội thảo nằm trong khuôn khổ triển khai nhiệm vụ thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

 

Tham dự hội thảo có hơn 250 đại biểu tham dự đến từ:

+ Các cơ quan Trung ương, như: Cục Phát triển thị trường KHCN; Văn phòng Đề án 844; Văn phòng Các chương trình KH&CN Quốc gia - Bộ KH&CN;

+ Đại diện các cơ quan, Sở ban ngành – Khối doanh nghiệp tư nhân – khối Giáo dục đào tạo, các nhóm khởi nghiệp, đại diện từ các tổ chức về khởi nghiệp tại Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Hoà Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình..., chuyên gia và đại diện từ các tổ chức khởi nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Hệ sinh thái khởi nghiệp tại các vùng, địa phương trong thời gian qua đang có những bước tiến tích cực và nhận được sự ủng hộ, quan tâm.Theo số liệu thống kê của Google tại Trung du miền núi phía Bắc là Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang; tại đồng bằng Bắc Bộ là Hải Phòng, Hòa Bình, Bắc Ninh; tại Nam Bộ có Cần Thơ, Bình Dương, Bến Tre, Vĩnh Long; tại miền Trung có Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, những địa phương này đều nằm trong top 20 địa phận có tỉ lệ quan tâm đến cụm từ “khởi nghiệp” lớn nhất cả nước năm vừa rồi, là minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực của địa phương thời gian nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại khu vực. Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng, từ năm 2019, hệ sinh thái khởi nghiệp tại các vùng, các địa phương cần được đẩy mạnh phát triển, hướng tới trở thành một cấu thành quan trọng trong hệ sinh thái quốc gia.

Mặc dù đã có nhiều hoạt động đáng kể tới ở trên, và phần nào cũng đã có được những tác động tích cực tới việc xây dựng hệ sinh thái KNST, nhưng nhu cầu về mặt liên kết của các chủ thể trong hệ sinh thái vẫn còn chưa được đáp ứng đầy đủ. Một số hạn chế hiện tại của hệ sinh thái có thể kể tới như:

- Thông tin về hệ sinh thái còn thiếu và phân tán, chưa có nguồn lực để triển khai thống kê, khảo sát về thực trạng các thành phần cũng như liên kết của hệ sinh thái KNST. Đặc biệt là, chưa có phương thức, công cụ hỗ trợ thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, khai thác và cung cấp dữ liệu có ích tới các thành phần của hệ sinh thái. Đây là nhu cầu hết sức thực tiễn cho công tác liên kết, kết nối giữa các chủ thể của hệ sinh thái, dẫn tới việc: Nhà đầu tư thì không biết tìm startup ở đâu, startup không biết tìm những sự hỗ trợ cụ thể ở đâu, doanh nghiệp giữa các địa phương, vùng chưa có sự kết nối thống nhất về hoạt động kết nối,…

- Công tác hỗ trợ và các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo còn diễn ra đơn lẻ, chưa có tính liên thông, liên kết chưa cao; hoạt động liên kết của các cá nhân khởi nghiệp chưa chặt chẽ, chưa có nhiều thành viên tham gia để tạo thành các nhóm, mạng lưới hoạt động chuyên nghiệp. Ví dụ, nhiều hội thảo, hội nghị, sự kiện được tổ chức về những nội dung tương đối giống nhau trong một năm, lãng phí nguồn lực chuyên gia và tổ chức. Nếu có sự liên thông trong công tác tổ chức, chuẩn bị, sẽ tận dung được nguồn lực chuyên gia nhiều hơn, tránh lãng phí thời gian của các đối tượng tham gia sự kiện.

- Hoạt động hợp tác, liên kết giữa các địa phương, vùng mặc dù đã có nhưng chưa đi vào chiều sâu, chỉ đang dừng lại ở mức độ tham gia sự kiện, học hỏi kinh nghiệm, ký kết hợp tác chiến lược.

Một số địa phương, tổ chức chính trị - xã hội có nguồn lực triển khai các chương trình, nội dung hỗ trợ KNST và tương đối quan tâm tới việc hỗ trợ loại hình doanh nghiệp mới này. Tuy nhiên, cách thức triển khai hiện tại đang không thống nhất, theo chiều hướng khác nhau. Đồng thời, có tình trạng không thống nhất giữa các Bộ, ngành chuyên môn dẫn đến địa phương cũng chưa biết cách vận dụng văn bản và phối hợp thực hiện. Mặc dù có một số hoạt động tập huấn từ phía Bộ Khoa học và Công nghệ, nhưng còn thiếu và nhiều khi chưa đúng đối tượng. Một số địa phương có kế hoạch phát triển các trung tâm hỗ trợ KNST, có dành sẵn diện tích, mặt bằng, mong muốn hình thành các trung tâm như vậy, tuy nhiên, lại chưa biết cách thức để triển khai, vận hành. Do đó, nhu cầu về hướng dẫn, định hướng, triển khai, nhân rộng, chuyển giao các mô hình mẫu về địa phương là tương đối lớn. Bên cạnh đó, để các hoạt động tại các trung tâm này diễn ra được thực chất, đảm bảo chất lượng, hướng tới khởi nghiệp sáng tạo, cần thiết phải có sự tham gia của các chuyên gia có uy tín trong nước, nước ngoài trong quá trình triển khai tiếp theo.

Nhu cầu về nâng cao năng lực và nền tảng hiểu biết về xây dựng và phát triển hệ sinh thái KNST quốc gia. Đặc biệt, đối với một quốc gia như Việt Nam, có sự đa dạng về cơ quan quản lý 63 tỉnh, thành phố (một số tỉnh, thành phố giao cho Sở Khoa học và Công nghệ là đầu mối triển khai; một số tỉnh, thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư; hoặc các đơn vị chuyên môn như Tổ công tác khởi nghiệp tỉnh Quảng Nam, Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng,…). Do vậy, nền tảng hiểu biết và định hướng hiện tại đang tương đối khác biệt. Năng lực triển khai, thực thi những chính sách ở cấp độ địa phương còn hết sức hạn chế, đặc biệt là với các nội dung mới và khó như KNST. Có nhiều chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo đang được đồng loạt triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương. Do vậy, nhu kết nối hệ sinh thái giữa các vùng, địa phương về định hướng, phương thức hoạt động, cách thức phối hợp, liên kết là hết sức cần thiết nhằm tối ưu hóa nguồn lực quốc gia, huy động và khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước một cách có hiệu quả, thúc đẩy hệ sinh thái KNST phát triển.

Hệ sinh thái vùng của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kan, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác trong vùng và trên cả nước. Do vậy, cần tranh thủ, tận dụng để đẩy mạnh việc liên kết, kết nối hệ sinh thái KNST giữa các địa phương. Giải pháp cho việc kết nối hệ sinh thái giữa các vùng, địa phương có thể cải thiện thông qua những hình thức sau:

- Xây dựng trung tâm dịch vụ hỗ trợ KNST tại địa phương, làm đầu mối kết nối các chủ thể trong hệ sinh thái, qua đó tập trung các nguồn lực hỗ trợ startup.Thông qua hệ thống các trung tâm dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, startup tại các địa phương có thể nhận được những sự hỗ trợ cần thiết để phát triển, mở rộng quy mô, qua đó thúc đẩy sự liên kết của các startup giữa các địa phương cũng như các chủ thể khác trong hệ sinh thái.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông kết nối về hệ sinh thái KNST, tạo tinh thần khởi nghiệp đồng nhất, giao lưu kết nối giữa các startup địa phương với nhau, xây dựng một hệ thống startup có kết nối, hướng tới liên kết cùng phát triển các lĩnh vực có tính chất đồng nhất.

- Xây dựng công cụ hỗ trợ việc thống kê, xây dựng các hoạt động triển khai thực hiện hệ sinh thái tại địa phương, nhằm đảm bảo tính cập nhật về thông tin, nhu cầu của startup cũng như nhanh chóng giải quyết các thủ tục tại các địa phương trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đặc biệt là những nơi khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng giao thông đi lại, vận chuyển.

Ánh Tuyết

 

Lượt xem: 225



BÀI VIẾT KHÁC
Phát động cuộc thi ảnh, video "Việt Nam Hạnh phúc - Happy Viet Nam 2024"
Phát động cuộc thi ảnh, video "Việt Nam Hạnh phúc - Happy Viet Nam 2024"

Năm 2012, Liên hợp quốc đã chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc theo đề xuất của Buhtan – một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường và chất lượng sống của người dân, nhằm nhấn mạnh vai trò của hạnh phúc và sự hài lòng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và giảm nghèo đói, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hạnh phúc và quyền con người trong quá trình hoạch định chính sách của mỗi quốc gia.

Ngày 16/04/2024
Đề án 844: nâng cao năng lực cho các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Đề án 844: nâng cao năng lực cho các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Ngày 28/3/2024, tại Hà Nội, Ban Điều hành Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức buổi họp toàn thể nhằm đánh giá kết quả đã đạt được của Đề án năm 2023, thông qua kế hoạch hoạt động năm 2024 và định hướng kế hoạch hoạt động Đề án những năm tiếp theo.

Ngày 11/04/2024
Thủ tướng ban hành công điện yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng
Thủ tướng ban hành công điện yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/4/2024.

Ngày 08/04/2024
Khởi động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách, pháp luật của ngành Khoa học và Công nghệ
Khởi động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách, pháp luật của ngành Khoa học và Công nghệ

Cuộc thi nhằm thiết thực chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn; chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam 18/5; kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Bộ KH&CN; 65 năm ngày thành lập Công đoàn Bộ KH&CN; 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam và 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ đã ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách, pháp luật của ngành KH&CN.

Ngày 04/04/2024
Nghiệm thu dự án KH&CN “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”
Nghiệm thu dự án KH&CN “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”

Ngày 28/3/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu dự án KH&CN cấp tỉnh “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” do UBND huyện Đoan Hùng chủ trì thực hiện. Đồng chí Chu Thị Bích Thuỷ - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, chủ trì hội nghị.

Ngày 29/03/2024
Hội nghị công bố Nhãn hiệu chứng nhận bánh sắn “Phong Châu”
Hội nghị công bố Nhãn hiệu chứng nhận bánh sắn “Phong Châu”

Sáng ngày 27/3/2024, UBND huyện Phù Ninh tổ chức hội nghị công bố nhãn hiệu chứng nhận bánh sắn “Phong Châu cho sản phẩm bánh sắn”. Về phía Sở KH&CN có đồng chí Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở và đại diện Phòng Quản lý công nghệ và Chuyên ngành; Về phía huyện Phù Ninh có đồng chí Ngô Quang Chính Uỷ viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện

Ngày 28/03/2024
Chung tay cải cách thủ tục hành chính Du lịch Phú Thọ Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0